Tìm kiếm theo: Tác giả Đặng, Quốc Bảo
Kết quả [1 - 6] / 6
Vấn đề “Xã hội học tập” mà ngày nay các quốc gia coi là tiêu điểm của chính sách phát triển đã được Bác Hồ khai sáng trong tư duy và chiến lược hành động cho nước ta ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng. Xã hội học tập chỉ hình thành và phát triển khi người quản lý thúc đẩy được mọi người có nhu cầu học tập, có khát vọng học tập. |
Triết lý giáo dục của một đất nước được hình thành từ việc nhận thức mục tiêu của nền giáo dục trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - chính trị của đất nước. Triết lý giáo dục Việt Nam đương đại được định hình ngay từ thập niên đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qua những tư tưởng có tính nhất quán gắn kết nền giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường, quá trình dạy học và nhân cách người học trong một thể thống nhất với sự phát triển đất nước, và chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người kiến tạo và tổ chức thực tiễn để hiện thực hóa triết lý này ngay khi cách mạng mới thành công. |
Thấu hiểu được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục nói chung, đặc biệt là vấn đề kinh tế giáo dục nói riêng, làm cho giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của nền kinh tế và cơ chế giáo dục, đáp ứng tốt ba mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Làm cho trường học thực hiện tốt giáo dục cho mọi người, cho mỗi người. Đây là công cuộc cấp thiết để xây dựng sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay . |
Vấn đề về con người là vấn đề lớn nhất, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhận thức được tầm quan trọng của con người đối với quá trình phát triển ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và tiếp nhận ý tưởng của thời đại về phát triển con người cho phù hợp với công cuộc phát triển đất nước. |