Tìm kiếm theo: Chủ đề Di tích lưu niệm Bác Hồ ở Huế
Kết quả [1 - 4] / 4
Ngôi nhà đã lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc; sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, chứng khiến sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh), (Nguồn: https://tienphong.vn/kham-pha-hai-ngoi-nha-di-tich-quoc-gia-dac-biet-tai-hue-post1304491.tpo). |
Ở Thừa Thiên Huế hiện còn khoảng 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc liên quan trực tiếp đến gia đình Người. Trong đó nổi bật là Ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan (nay là 158 Mai Thúc Loan, TP Huế) - nơi ở của gia đình Bác trong thời gian từ 1895- 1901. Nằm trên đường Đông Ba xưa, ngôi nhà nhỏ bé, ẩn sâu trong những hàng cây, dễ lẫn vào hằng trăm ngôi nhà khác trên cùng con phố. Còn ít người biết đến di tích lịch sử quốc gia quan trọng này (Nguồn: https://toquoc.vn/nha-bac-ho-o-hue-99107691.htm). |
Ngày 9-5-1908, khi đang cùng với đám đông học sinh đứng bên bờ sông Hương quan sát cuộc biểu tình của nông dân tràn vào thành phố Huế, Nguyễn Tất Thành bất ngờ túm lấy cổ áo của hai người bạn và yêu cầu họ cùng với mình tham gia vào đoàn biểu tình để phiên dịch cho nông dân. Trên đường đi, Nguyễn Tất Thành đã lật ngược cái mũ nan đang đội trên đầu ra ý cần phải phá bỏ hiện trạng, thực dân Pháp đã đàn áp cuộc biểu tình một cách dã man, rất nhiều người chết và bị thương (Nguồn: https://nhatrungbayhcm.com/thoi-nien-thieu-va-qua-trinh-hinh-thanh-hinh-thanh-tu-tuong-yeu-nuoc-1890-1911#lg=1&slide=7). |
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 - Mai Thúc Loan là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa "thượng song, hạ đố", nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp tranh. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh. Trong ngôi nhà hiện nay có một khung dệt, một xa sợi được tái tạo bước đầu theo đúng khung dệt và xa sợi ở nhà Bác tại Kim Liên, chiếc giá sách của ông đồ Sắc, chiếc xa quay, khung cửi, cánh võng, nón lá, yếm, khăn, đôi quang gánh của bà Hoàng Thị Loan, cho đến chiếc đĩa đèn dầu, nồi niêu, bát, đĩa… (Nguồn: https://cand.c... |