Tìm kiếm theo: Tác giả Lê, Trọng Ân
Kết quả [1 - 10] / 10
Học thuyết chính trị Hồ Chí Minh là hệ thống tri thức lý luận phản ánh quá trình phát triển của hiện thực chính trị Việt Nam trong thời đại mới. Nó bao gồm ba yếu tố cơ bản: (1) Mục tiêu chính trị (Nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh), đường lối chính trị (Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội) và phương pháp chính trị (“dĩ bất biến, ứng vạn biến”); (2) Toàn bộ quyền lực chính trị thuộc về nhân dân (“dân là chủ” và “dân làm chủ”); (3) Hệ thống chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ). Từ ba nội dung cơ bản nói trên học thuyết chính trị Hồ Chí Minh thể hiện những đặc trưng nổi bật: sự th... |
Tác phẩm "Đường kách mệnh" của Nguyễn Ái Quốc và vai trò của nó đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Dân tộc Việt Nam đã sinh ra Hồ Chí Minh, và chính Người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc Việt Nam, làm rạng rỡ non sông, đất nước, con người Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản tinh thần vô cùng quý báu. Đó là một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó “Đường Kách Mệnh” là tác phẩm lý luận cách mạng điển hình, tiêu biểu nhất của Người. Tác phẩm “Đường Kách Mệnh" vừa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vừa có ý nghĩa thiết thực để Đảng và Nhà nước ta vận dụng vào sự ng... |
Sự suy thoái đạo đức đang diễn ra rất phức tạp trong hầu hết các giai tầng xã hội. Để thỏa mãn nhu cầu vật chất, một bộ phận cán bộ Đảng viên và thành phần xã hội đã rơi vào lối sống xa hoa, trụy lạc, đánh mất phẩm chất đạo đức, tự tha hóa và biến chất,… đã gây bức xúc dư luận xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và uy tín của chế độ “Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Thực trạng tiêu cực nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra. Trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do chủ nghĩa cá nhân. Bởi vậy, muốn ngăn chặn, đẩy lùi và khắc phục ... |
Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là về tăng trưởng kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, vị thế quốc gia, dân tộc ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những biến chuyển tích cực của sự phát triển kinh tế thì thực trạng suy thoái đạo đức xã hội là vấn đề rất đáng lo ngại. Sự suy thoái đạo đức xã hội diễn ra trong hầu hết các giai tầng xã hội từ học sinh, sinh viên, thương nhân, nhà giáo, thầy thuốc đến cán bộ, đảng viên,.. Do đó, việc nghiên cứu học tập và vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xã hội Việt Nam hiện nay để giáo dục đạo đức mới phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước cũng là vấn đề vừa mang tính cấp... |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở lý luận cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong mỗi giai đoạn cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay. Kiên Giang là một tỉnh có vị trí quan trọng nằm ở phía Tây – Nam của Tổ quốc, và cũng là tỉnh có nhiều tôn giáo. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và sự hướng dẫn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang, các tín đồ đã tích cực tham gia các hoạt động tôn giáo góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chính sách đoàn ... |
Mục đích và nội dung cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người, vì con người và vì phục vụ con người. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong đó phụ nữ là một lực lượng vô cùng quan trọng. Là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc, Hồ Chí Minh đã đồng cảm sâu sắc với nỗi thống khổ của người phụ nữ các nước thuộc địa nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Trong hệ thống lý luận của Hồ Chí Minh có rất nhiều bài viết, bài báo, bài nói của Người về phụ nữ và sự cần thiết phải giải phóng phụ nữ. Những tư tưởng ấy của Người không chỉ có giá trị lý luận sâu sắc mà còn có giá trị thực tiễn thiết thực. Tư tưởng của Người đã trở thành nền tảng, cơ sở để Đảng và Nhà nước ta vận dụng để ra đ... |
Bất cứ một xã hội một quốc gia, một dân tộc nào muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong đó, kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống xã hội, chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, kinh tế tạo nên nền tảng vật chất của đời sống xã hội, còn văn hóa tạo nên nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Hai lĩnh vực này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó, phát triển kinh tế là cơ sở, là điều kiện vật chất quyết định sự phát triển văn hóa, còn văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực c... |
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước hết sức hào hùng và oanh liệt. Tự bản thân quá trình lịch sử vẻ vang đó đã là một bằng chứng sống động chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng bất khuất. Trải qua hơn 22 thế kỷ, tính từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ thứ III trước công nguyên) cho đến thắng lợi ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì đã có hơn quá nửa thời gian của lịch sử dân tộc, nhân dân Việt Nam đã buộc phải dồn hết tinh thần và lực lượng anh dũng đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ non sông gấm vóc của mình. Làm thế nào để giữ vững được chủ quyền và độc lập dân tộc, chấn hưng và phát triển đất nước, nhân dân V... |
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề văn hóa luôn có một vị trí quan trọng. Tư tưởng về văn hóa của Người không chỉ nhằm xây dựng nền văn hóa mới cho dân tộc Việt Nam mà còn đóng góp vào sự tiến bộ của văn hóa, văn minh nhân loại. Bởi vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về văn hóa của Người nói riêng không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong quá khứ mà còn trong cả hiện tại và tương lai. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có hệ giá trị văn hóa đặc sắc riêng góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Việt Nam. Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc bản địa sinh sống lâu đời ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã sáng tạo ra nền văn hóa mang bản sắc thể h... |
Ở Việt Nam, những quan niệm và nếp sống khoan dung từ lâu đời đã là một phần cơ bản làm nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Trong sự biểu hiện đa dạng và phong phú đó thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu trưng cho nét đẹp của tính cách Việt Nam, Người là tấm gương tiêu biểu cho sự kết hợp ý chí cách mạng với tấm lòng khoan dung nhân ái. Tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị tinh thần của phương Đông và phương Tây của truyền thống và hiện đại hơn nữa được Người nâng lên thành mẫu mực của khoan dung trong thời đại mới lấy chủ nghĩa nhân văn công sản làm nền tảng hướng tới mục tiêu cao như là giải phóng con người, đem lại cuộc sống ấm no, tự d... |