Tìm kiếm theo: Tác giả Nguyễn, Trọng Phúc

Duyệt theo: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Hoặc nhập chữ cái đầu tiên:  
Kết quả [1 - 10] / 10
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2017)

    Chiến tranh nhân dân là quy luật truyền thống giữ nước tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến cứu nước chống những thế lực đế quốc, thực dân mạnh nhất trong thế kỷ XX, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển chiến tranh nhân dân đến đỉnh cao cả trong thực tiễn và nhận thức. Chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 đã để lại những bài học quý cho quá trình Đảng lãnh đạo chiến tranh cách mạng chống xâm lược vì mục tiêu hoà bình, độc lập và thống nhất hoàn toàn của Tổ quốc.
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2015)

    Về xây dựng Cương lĩnh, đã phát triển tư duy mới nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xóa đói giảm nghèo, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tin thần của nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc dựa trên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân mở rộng quan hệ đối ngoại trong thời kỳ kết thúc chiến tranh lạnh, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2005)

    Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, cùng với những lời chỉ dẫn quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam thực tiễn sâu sắc cho quá trình cách mạng XHCN, định hướng con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam. Điển hình là cuộc Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH.
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2021)

    Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì là sự kiện lịch sử đặc biệt, có tầm quan trọng như một Đại hội. Đó là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, căn bản về lý luận chính trị - thực tiễn và tổ chức cán bộ của Người cùng các chiến sĩ cách mạng tiền bối. Cương lĩnh lý luận chính trị đầu tiên của Đảng có giá trị bền vững; Đại hội I (3-1935) của Đảng mở đầu sự khôi phục, phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, Nguyễn Ái Quốc chính thức là đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng Sản; đường lối, chiến lược cách mạng của Đảng và Hồ Chí Minh đã đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Đại hội II (2...
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2016)

    Cách đây 75 năm, ngày 19-5-1941, Đảng ta đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Việt Minh là tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên được xây dựng thành hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, hoạt động theo Điều lệ, Chương trình. Việt Minh đã góp phần quan trọng quyết định vào thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945.
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc; Nguyễn, Thị Ngọc Mai (2021)

    Mặt trận Việt Minh (19-5-1941 đến 3-3-1951) do Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp xây dựng và lãnh đạo. Mặt trận đó có những đặc điểm nổi bật và nội dung hoạt động vô cùng phong phú, thiết thực, hiệu quả. Mặt trận Việt Minh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đã có cống hiến vẻ vang, đáng tự hào trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân. Giữ gìn nền độc lập dân tộc. Kinh nghiệm của Mặt trận Việt Minh trong quan hệ với sự lãnh đạo của Đảng; trong xây dựng tổ chức vững mạnh kết hợp chặt chẽ với mục tiêu đấu tranh; luôn luôn vì lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của đồng bào, có ý nghĩa sâu sắc...
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2011)

    Cao Bằng với vị trí địa lý thuận lợi, là mảnh đất có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm và có cơ sở cách mạng từ rất sớm khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập. Đó là những điều kiện thuận lợi để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chọn xây dựng căn cứ địa cách mạng. Cùng với đó là sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng đã mở ra thời kỳ mới, thúc đẩy mọi mặt của phong trào cách mạng Việt Nam.
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2014)

    Nguyễn Ái Quốc đến và hoạt động cách mạng ở Trung Quốc (1924-1941), xuất phát từ yêu cầu của cách mạng, nhiệm vụ quốc tế và dân tộc. Việc lựa chọn Quảng Châu Trung Quốc, với sự hoạt động sôi nổi đầy trách nhiệm của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam và mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc. Trong gần 30 năm sống và hoạt động ở nước ngoài (1911-1941), Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc với ba chặng thời gian gắn với những hoàn cảnh và nhiệm vụ lịch sử nổi bật (11-1924 đến 5-1927; 12-1929 đến 12-1933; 1938 đến 1941).
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2022)

    Hoạt động quốc tế và ngoại giao của Hồ Chí Minh là bộ phận rất quan trọng và nổi bật trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài (1911-1941), quan hệ với Quốc tế Cộng sản, các đảng cách mạng và đồng chí, bè bạn đã khẳng định Hồ Chí Minh là chiến sĩ quốc tế lỗi lạc. Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trên cương vị đứng đầu Nhà nước đã hình thành mặt trận ngoại giao, cùng với mặt trận chính trị, quân sự, đưa sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đến toàn thắng. Trong ngoại giao với đồng chí, bè bạn hay với đối phương, Hồ Chí Minh đều tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ, nhân văn, thành thực, trọng lẽ phải và sự mềm dẻo cần thiết. Đó là nền tảng của ngoại giao Vi...
  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2007)

    Người luôn coi đức là cái gốc, cái căn bản nhất để trên nền tảng đó nảy nở tài năng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức thì không làm được việc gì cả, thậm chí sẽ đến sai lầm. Trong suốt quá trình lãnh đạo cuộc cách mạng lâu dài và gian khổ của dân tộc, Người luôn chú tâm nghiên cứu, đúc kết thành những tiêu chí cơ bản về đạo đức cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và chính người người là hiện thân trong sáng nhất, trọn vẹn nhất của đạo đức cách mạng, là tấm gương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta học tập và làm theo.