Tìm kiếm theo: Tác giả Trần, Đình Huỳnh

Duyệt theo: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Hoặc nhập chữ cái đầu tiên:  
Kết quả [1 - 8] / 8
  • Tác giả : Trần, Đình Huỳnh (2009)

    Lãnh đạo trí thức là việc khó, nhưng Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: khó dễ đều bởi tại lòng mình. Lòng người lãnh đạo mà trong sáng, nhân hậu, chí công vô tư thì đó là sức mạnh, là bí quyết để người dùng. Nếu không sẽ “hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”. Hồ Chí Minh khuyên “Người lãnh đạo không nên kiêu ngạo, mà nêu hiểu thấu…phải lắng tai nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng” để lãnh đạo cho đúng, “dùng cán bộ đúng”. Dùng cán bộ đúng là nghĩa vụ, bổn phận của nhà lãnh đạo đồng thời cũng là phẩm chất chính trị và danh giá của họ.
  • Tác giả : Trần, Đình Huỳnh (2010)

    Đảng ta đã trải qua 10 đại hội, không kể Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) thì Hồ Chí Minh chỉ chủ có hai đại hội (Đại hội II năm 1951 và Đại hội III năm 1960). Nhưng có thể nói đó là hai đại hội in đậm dấu ấn của một nhà lãnh đạo chính trị kiệt xuất, đã để lại cho hậu thế nhiều bài học sâu sắc, mẫu mực, tới nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
  • Tác giả : Trần, Đình Huỳnh (2012)

    Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước và cũng chính là “người đi tìm hình của nước”. Không bắt đầu bằng lý thuyết có tính hàn lâm mà từ quan sát thực tế, kiểm chứng và trải nghiệm, để đánh giá tiêu ngữ nổi tiếng của nền dân chủ tư sản là: tự do, bình đẳng, bác ái theo phương pháp so sánh với hệ quy chiếu: dân chủ, tự do cho ai, ai có quyền dân chủ, dân chủ hình thức và dân chủ thực tế. Hồ Chí Minh đã đi tới nhận thức sâu sắc về những hạn chế mang tính bản chất của nền dân chủ tư sản.
  • Tác giả : Trần, Đình Huỳnh (2008)

    Hồ Chí Minh, người khởi xướng và lãnh đạo thành công cuộc cách mạng lớn nhất, khó khăn nhất trong lịch sử dân tộc, cũng là người đối đãi với trí thức một cách mẫu mực. Người là bậc thầy cho các thế hệ lãnh đạo chính trị. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là noi theo Người, làm theo Người trong hành động cách mạng, là “sửa đổi cách lãnh đạo”, trong đó có cách ứng xử và đối đãi của người lãnh đạo, quản lý đối với trí thức.
  • Tác giả : Trần, Đình Huỳnh (2013)

    Rõ ràng những tuyên bố nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là sách lược chính trị mà xuyên suốt một tư tưởng chỉ đạo chiến lược: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Việt Nam là tất yếu lịch sử, nhưng muốn giữ vững được vai trò của đảng cầm quyền, đảng ấy trước hết phải là một tổ chức “có tính quần chúng”, bao gồm những người ưu tú của dân tộc, đảng ấy phải là “hình thức thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động” và quan trọng hơn cả, đảng ấy phải là “hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc”, phải “là đạo đức, là văn minh”, phải quyết tâm giữ gìn độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mang lại hòa bình, ấm no cho dân tộc.