Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp trồng người (123)
Hiển thị theo
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lân 06 vấn đề chính là: phê bình và sửa chửa; mấy điều kinh nghiệm; tư cách và đạo đức cách mạng; vấn đề cán bộ; cách lãnh đạo; chống thói ba hoa. Bài viết tập trung nghiên cứu về quan điểm “cách lãnh đạo”, đây là chỉ dẫn rất quan trọng, gợi mở cho Đảng ta trong việc vận dụng sáng tạo quan điểm của Người để đổi mới công tác cán bộ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới xây dựng đội ngũ trí thức trong Quân đội, bởi đây là lực lượng trực tiếp gắn với quá trình xây dựng và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam; lực lượng nòng cốt, quan trọng của Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. mới mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại thì việc xây dựng đội ngũ trí thức trong Quân đội hiện nay theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất cần thiết. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng vào xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam hiện đại Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển văn hóa, con người Việt Nam hiện đại dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc, một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam. Vì vậy, cần tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam hiện đại. |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phát triển con người và chú trọng phát triển con người và chú trọng phát triển toàn diện con người Việt Nam, góp phần đào tạo cho dân tộc những con người ưu tú để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bài viết góp phần làm sáng tỏ hơn giá trị khoa học và ý nghĩa thời đại sâu sắc quan điểm của Người, để có giải pháp phù hợp về phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của con người, xem đây là nhân tố quyết định thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bởi “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những người con xã hội chủ nghĩa”… Những chỉ dẫn quý báu của Người về phát huy sức mạnh nội sinh đó, đã, đang và mãi mãi là kim chỉ nam để dân tộc Việt Nam thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc đào tạo, cất nhắc đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Thấm nhuần và quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là qua 35 năm đổi mới đất nước, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo trong hiện thực chiến lược đoàn kết các dân tộc và nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức; trong đó, chuẩn mực đạo đức cách mạng là nội dung cơ bản. Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục thấm nhuần, quán triệt sâu sắc quan điểm của Người về chuẩn mực đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đang là yêu cầu có tính cấp thiết, nhằm góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. |
Muốn xây dựng và phát triển đất nước cần trọng dụng nhân tài. Để trọng dụng nhân tài đúng cần có tác dụng phương thức thực hiện phù hợp. Trên cơ sở nghiên cứu các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài viết tập trung làm rõ nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về sự cần thiết trọng dụng nhân tài và các phương thức trọng dụng nhân tài, như: tùy tài mà dùng, không phân biệt đảng phái, trọng dụng nhân tài và thực hiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh. |
Trong bối cảnh một thế giới đang có nhiều đổi thay mạnh mẽ như hiện nay, việc nâng cao dân trí cho Nhân dân không chỉ là điều kiện để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mỗi người dân và xã hội mà hơn thế nữa, nó còn mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và tiến bộ của đất nước. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích một số quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao trình độ dân trí cho Nhân dân, từ đó chỉ ra sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công trình đổi mới hiện nay. |
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo chứa đựng giá trị khoa học, nhân văn sâu sắc. Nhờ vận dụng tư tưởng của Người về tôn giáo, Đảng đã đề ra chủ trương, chính sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn công tác tôn giáo, từ đó đề xuất một giải pháp góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng của công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. |
Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, của dân tộc Việt Nam; là tấm gương sáng để mỗi người có thế học tập và noi theo. Phong cách ứng xử của Người được thể hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, phong thái… nhưng nó chính là bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời và sự nghiệp cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết cho thấy một cách nhìn khách quan đa chiều về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nhận định từ bạn bè quốc tế; qua đó vận dụng vào xây dựng phong cách cán bộ hiện nay. |
Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng Đảng. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải rèn luyện, trau dồi, giữ vững đạo đức cách mạng. Trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức nhân loại, Người phát triển và sáng tạo những giá trị đạo đức mới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bài viết tìm hiểu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đối với việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay. |
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao việc dùng người và trong suốt cuộc đời làm cách mạng, quy tụ xung quanh Bác là rất nhiều người tài, đức của dân tộc. Bài viết khái quát nguyên tắc dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó liên hệ với việc sử dụng cán bộ của Đảng hiện vay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ của Đảng. |
Nói đi đôi với làm - một chỉ dẫn quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và thực hành đạo đức "Nói đi đôi với làm" là một trong những nguyên tắc căn bản của đạo đức cách mạng, là biểu hiện sinh động, cụ thể của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức mà mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận xét sâu sắc và thực hành thường xuyên, hằng ngày trong công việc và đời sống. Vì vậy, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng phong cách Hồ Chí Minh về “Nói đi đôi với làm” là nhiệm vụ quan trọng và mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phấn đấu, thực hiện. |
Ngày 27/7/2023 là Kỷ niệm 76 năm Ngày thương binh, liệt sĩ. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hiếu nghĩa, bác ái thương binh, liệt sĩ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách. Trong chủ trương và chính sách an sinh xã hội của nước nhà giai đoạn hiện nay, việc này càng cần được chú trọng hơn nữa. Các thế hệ người Việt Nam có được cuộc sống như hiện nay có phần đóng góp thật quý giá của họ. Trong khoan thư sức dân giai đoạn hiện nay, trước hết cần các tổ chức trong hệ thống chính trị và nói chung là mọi người tiếp nối và lan tỏa lòng hiếu nghĩa, bác ái đối với thương binh gi... |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng nhiệm vụ rèn luyện tư cách, tác phong, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thể hiện trong hệ thống quan điểm, chỉ dẫn của Người về công tác cán bộ; trong đó, nội dung “vị thế công bộc” của người cán bộ lãnh đạo vẫn còn nhiều giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn. Thời gian tới, cần tiếp tục vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “vị thế công bộc” của người cán bộ lãnh đạo, góp phần xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân. |
Người sống trong lòng dân tộc, tỏa sáng rực rỡ, chiếu rọi muôn nơi bằng tình yêu nước cao đẹp, tầm nhìn sâu rộng, tư tưởng nhân văn sâu sắc. Ở nhà báo cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, chúng ta được học Người một phong cách, một tư duy, một tấm gương đạo đức sáng ngời. Di sản vô giá về đạo đức của người làm báo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại định hình nên những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo Việt Nam. |
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Đây là nội dung thể hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng. Hồ Chí Minh đã phân tích rất sâu sắc các khâu của công tác cán bộ, trong đó có lựa chọn và huấn luyện cán bộ một cách toàn diện về các mặt chính trị và chuyên môn. Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về lựa chọn, huấn luyện cán bộ, bài viết đề xuất một số giải pháp vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng công tác lựa chọn huấn luyện cán bộ trong tình hình hiện nay. |
Trường dạy viết báo đầu tiên và duy nhất mang tên nhà báo, nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng tại An Toàn Khu (ATK) Thái Nguyên, được tổ chức tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, khai giảng ngày 4/4, bế giảng ngày 6/7/1949. Ngoài việc chỉ thị cho Tổng Bộ Việt Minh mở lớp, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành thời gian theo dõi lớp học. Người đã 2 lần gửi thư cho lớp học đề ngày 9/6/1949 và thư đề ngày bế giảng 6/7/1949. Những lời dạy của Bác Hồ với các nhà báo đã trở thành cẩm nang nghề nghiệp của báo chí có giá trị vĩnh hằng. |
Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong đó, quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức là một tư tưởng nổi bật và có tính thực tiễn trong quá trình đấu tranh cách mạng. Từ việc nhấn mạnh vai trò của trí thức, Người đưa ra quan điểm để xây dựng đội ngũ này ngày càng hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu của đất nước. Vận dụng quan điểm của Người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước vào thời kỳ của nền kinh tế tri thức, vai trò của đội ngũ trí thức càng được khẳng định hơn bao giờ hết. Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức vừa có trình độ, vừa đảm bảo về phẩm chất đạo đức, đưa trí thức Việt Nam sánh ngang tầm với các nước t... |