Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh niên (38)
Hiển thị theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, thanh niên là rường cột, là chủ nhân tương lai của đất nước và luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện để thanh niên Việt Nam tham gia tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng đó của Người luôn được Đảng, Nhà nước ta thấm nhuần và vận dụng sáng tạo trong giai đoạn cách mạng mới. |
Lý tưởng cách mạng có vai trò to lớn, là giá trị cốt lõi và là cơ sở để định hình phẩm chất chính trị, đạo đức , lẽ sống và nhân cách của thanh niên - người chủ tương lai của đất nước; đồng thời, thiết lập định hướng và nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng vươn lên cho thanh niên. Kế thừa những giá trị tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm góp phần giữ vững tinh thần, lòng tin khao khát cống hiến vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của tầng lớp thanh niên hiện nay. |
Nhiệm vụ xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra yêu cầu ngày càng cao về nhân tố con người trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có lý tưởng, niềm tin của thanh niên Quân đội. Thanh niên là lực lượng chiếm số đông ở đơn vị cơ sở trong Quân đội, xung kích, sáng tạo, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, xây dựng lý tưởng, niềm tin cho thanh niên Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay là vấn đề quan trọng và cần thiết. Bài viết góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng lý tưởng, niềm tin cho thanh niên Quân đội theo tư tưởng Hồ Chí ... |
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Bác, người luôn dành sự quan tâm đặc biệt cũng như động viên, khích lệ và hướng thanh niên vào những hoạt động sôi nổi của công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Ở thanh niên bác nhận thấy sự năng động, nhiệt huyết, tràn trề sức sống là những chủ nhân tương lai của nước nhà, những người kế thừa và tiếp tục sự nghiệp vĩ đại của thế hệ cha, anh đi trước. Vì thế, Đảng ta luôn ra quan tâm chăm sóc; tăng cường công tác giáo dục cũng như tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thanh niên có thể học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tri thức và từng bước hoàn thiện nhân cách, đáp ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triể... |
Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên. Theo người, thanh niên chính là lực lượng lãnh đạo cách mạng, quyết định tương lai của đất nước. Trên tinh thần đó, Đảng và nhà nước luôn quan tâm, tin tưởng, chỉ đạo kịp thời, ra sức xây dựng một thế hệ thanh niên có đạo đức và nhân cách, có tri thức và sức khỏe tốt, có tư duy năng động và hành động sáng tạo, vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, nhân dân ta ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; đưa Đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng ước mong. |
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và xây dựng tổ chức đoàn thanh niên là những đúc kết và tổng kết từ chính thực tiễn được lý luận hóa, mang đậm tính giản dị, chân thật, sâu sắc và phong phú bởi đã được trải nghiệm trực tiếp chứ không thuần lý kiểu sách vở hàn lâm. Vận dụng tư tưởng và phương pháp Hồ Chí Minh vào công tác thanh niên trong điều kiện đổi mới hiện nay cần đặc biệt coi trọng đổi mới nhận thức, cách nhìn và cách đánh giá thanh niên, chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng theo gương sáng Hồ Chí Minh, đẩy mạnh thực hành dân chủ, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, chủ động góp sức vào xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước, tiếp tục đổi mới chính trị và hệ thống chính... |
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của thanh niên và coi thanh niên là người trụ cột trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Chăm lo, bồi dưỡng cho thanh niên – những người kế cận của Đảng là một nhiệm vụ mà Người rất coi trọng. Những tư tưởng đó của Người thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc phát triển lực lượng thừa kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những bài học quý giá của Người về công tác thanh niên không chỉ phát huy vai trò trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. |
Một trong những di sản quý báu mà chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) để lại là tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, một vấn đề “rất quan trọng và rất cần thiết”. Bài viết đi sâu phân tích vai trò và mục đích, nội dung và phương pháp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Những quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn. |
Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra nhiều Lời kêu gọi. Các Lời kêu gọi của Người đều xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể; chủ yếu hướng tới mục đích động viên, kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều sáng kiến về tổ chức, lãnh đạo thực hiện phong trào thi đua yêu nước nhằm huy động tinh thần, sức lực của toàn thể nhân dân. Ngày 11/6/1948, nhân kỷ niệm 1000 ngày toàn quốc kháng chiến (từ 19/12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc. Cho đến nay, dù đã trải qua 70 năm nhưng... |
Trong các bài nói, bài viết, rất nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ “nêu gương”, “làm gương”. Điều đó cho thấy, Người rất coi trọng việc “nêu gương”, “làm gương” của mọi tổ chức, mọi lực lượng cách mạng và mọi cá nhân trong xã hội. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “nêu gương” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy vai trò tiên phong, xung kích của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. |
Từ lâu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Tương lai của dân tộc, tiền đồ của Tổ Quốc và sự thắng lợi, phát triển của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào việc đào tạo thế hệ cách mạng sau, đó chính là thế hệ trẻ. Quan tâm bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một nội dung quan trọng trong hệ tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh. Qua việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, Đảng và Nhà nước luôn làm hết sức mình để chăm lo, bồi dưỡng các giá trị văn hóa cho thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là về lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam, nhằm tạo ra lớp người kế thừa vừa “hồng” vừa “chuyên”, tiếp tục mục tiêu độc lập dâ... |
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên những tình cảm đặc biệt. Người luôn đánh giá cao vị trí của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng, tương lai của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc. Người coi sự lớn mạnh của thanh niên là thành công của Đảng, có quan hệ đến thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và sự tồn vinh cứ đất nước. Vì thế trong mỗi chặng đường cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều quan tâm chăm lo rèn luyện, giáo dục thanh niên trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Người đặc biệt nhấn mạnh "phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa c... |
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục thanh niên là một hệ thống hoàn chỉnh. Những quan điểm đó thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên, thể hiện một tầm nhìn chiến lược đối với lực lượng quan trọng này. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, trong công tác lãnh đạo thanh niên, những quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa chỉ đạo hoạt động của chúng ta trong công tác lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn. Trung thành và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người trong công tác thanh niên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào những cống hiến to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... |
Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên. Đó là các tư tưởng: vai trò của thanh niên, vai trò của giáo dục thanh niên, giáo dục toàn diện và đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, vai trò của nhà trường và tổ chức Đoàn đối với việc giáo dục thanh niên... Trên cơ sở khẳng định ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, tác giả cho rằng, trong điều kiện hiện nay, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt những lời dạy của Người về vấn đề này; rằng, để phát huy vai trò người chủ tương lai của đất nước, thanh niên cần phải “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. |
Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam là biểu tượng sáng ngời của thế hệ trẻ Việt Nam. Lịch sử ra đời của TNXP Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc. Truyền thống vẻ vang của TNXP không chỉ là sự khái quát lý luận về những giá trị cao đẹp được kết tinh từ mái trường lớn, mà truyền thống đó còn được thể hiện rất sống động, phong phú qua những hành động anh hùng, những hy sinh lớn lao, những nghĩa cử cao đẹp của những chiến sĩ TNXP trên chiến trường các mặt trận, các lĩnh vực trong 66 năm qua. |
Thanh niên là mùa xuân của xã hội, là bình minh của cuộc đời, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thanh niên là những quan điểm vừa mang tính cách mạng, tính khoa học và thấm đượm triết lý nhân văn sâu sắc. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược giáo dục, bồi dưỡng thanh niên Việt Nam trong thế kỷ XXI nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước |
Sự hình thành và phát triển lý tưởng sống của thanh niên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Nhằm khắc phục được biểu hiện “nhạt Đảng, xa Đoàn, phai lý tưởng” ở một bộ phận không nhỏ thanh niên, đồng thời hình thành lớp thanh niên thời kỳ hội nhập quốc tế có hoài bão, ước mơ, có lý tưởng cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phải đẩy mạnh hơn nữa việc bồi dưỡng, giáo dục, hình thành lý tưởng sống cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh |
Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của thanh niên với tương lai của đất nước và dân tộc, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều công sức và tình cảm trong việc chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thanh niên. Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” ”. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, giáo dục vừa đức vừa tài cho thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước, được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị-xã hội vận dụng sáng tạo trong giai đoạn hiện nay. |
Hồ Chí Minh luôn quan niệm: thanh niên là một lực lượng to lớn, là đội quân xung kích trên mọi mặt trận của cách mạng; vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tùy thuộc vào sự giác ngộ cách mạng và trách nhiệm của thanh niên. Từ vị trí, vai trò to lớn của thanh niên và tầm quan trọng đặc biệt của việc giáo dục thanh niên, Người chỉ ra những nội dung, phương châm giáo dục thanh niên để hình thành một lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng vừa “hồng”, vừa “chuyên”. |
Trong di sản quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo thanh niên, vấn đề cơ bản và nổi bật nhất là quan điểm giáo dục toàn diện. Trong đó, Hồ Chí Minh luôn coi trọng đến đức tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách con người mới. Trên cơ sở những chỉ dẫn của Người, bài viết tập trung làm rõ ba nội dung cơ bản về giáo dục đào tạo thanh niên: Giáo dục nâng cao nhận thức về thế giới quan khoa học; giáo dục đạo đức cách mạng; giáo dục văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp. |