Người ra đi tìm đường cứu nước (39)
Hiển thị theo
Hoạt động tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trước khi thành lập Đảng diễn ra trên ba bộ phận cấu thành công tác tư tưởng (lý luận, tuyên truyền, cổ động), tập trung truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, hướng tới xác lập hệ tư tưởng vô sản ở Việt Nam, định hình đường lối cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những hoạt động đó có giá trị to lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, đặt nền móng cho công tác tư tưởng của Đảng, gợi mở nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn công tác tuyên giáo giai đoạn hiện nay. |
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vô số lần thay đổi tên và làm nhiều nghề khác nhau. Việc nghiên cứu những dòng tên này vô cùng cần thiết trong việc nghiên cứu cũng như làm sáng rõ những chặng đường lịch sử cứu nước đầy gian nan, đắng cay mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã trải qua vì chúng ta, vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu, và vì các dân tộc đang bị áp bức trên toàn thế giới. Với tâm tình đó, chúng tôi đã viết bài “Hồ Chí Minh, tên Người trên những chặng đường lịch sử cứu nước”. |
Sau khi về nước, triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị, mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, tháng 8 năm 1942, Người trở lại Trung Quốc với mục đích “… Vâng lệnh Đoàn thể đi cầu ngoại viện”. Bài viết này cung cấp thêm một số tư liệu lịch sử nhằm làm rõ hơn những hoạt động của Hồ Chí Minh trong chuyến đi Trung Quốc đầy gian lao vất vả. Những ngày tháng hoạt động tại Trung Quốc là chuỗi thời gian khó khăn, đầy nguy hiểm, nhưng với kinh nghiệm hoạt động cách mạng và khả năng ứng phó tài tình của mình, Bác đã vượt qua mọi thử thách, an toàn trở về tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ chiến thắng, đem lại độc lập,... |
Trước những thất bại và bất lực của các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống Pháp, ngày 5 tháng 6 năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, hành trang Người mang theo là truyền thống yêu nước, tinh hoa văn hóa, trí tuệ Việt Nam, những giá trị tư tưởng tiến bộ của phương Đông lẫn phương Tây, những bài thất bại của các cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Để rồi sau bao gian nan vất vả nhưng với nghị lực và ý chí phi thường, Người đã tìm ra con đường chiến thắng cho cách mạng Việt Nam. |
Trong 25 năm qua, Đảng đã đề ra và từng bước bổ sung, hoàn thiện đường lối cách mạng một cách đúng đắn sáng tạo, bước đầu hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, bổ sung lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tế nước ta, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc. Đây là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm tòi, tổng kết, đổi mới tư duy lí luận, nhận thức đúng đắn về thực tiễn cách mạng Việt Nam của Đảng ta, một Đảng cách mạng do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. |
Từ nhiều năm nay, một số nhà nghiên cứu, và không ít người trẻ đã nêu câu hỏi: chuyến rời nước ngày 5 tháng 6 năm 1911 của Nguyễn Tất Thành, từ Sài Gòn sang Pháp, sang phương Tây, là sự xê dịch tình cờ, ngẫu nhiên hay là sự lựa chọn có chủ đích mang tính khoa học, cách mạng. |
Tính từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đến nay vừa tròn một thế kỷ. Người đã dành hơn nửa cuộc đời, đi đến, khảo nghiệm ở những trung tâm văn minh nhất của thế giới, tới những nơi bần cùng và đau khổ nhất của nhân loại thời đó. Trên mỗi hành trình gian khổ ấy, tình yêu nước thương nòi từ thuở ấu thơ và nỗi đau trước sự cùng khổ của các dân tộc bị áp bức, lòng khát khao sớm giải phóng Tổ quốc và ước mơ xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, hạnh phúc vì giai cấp cần lao thấm quyện vào nhau, kết tinh văn hóa dân tộc và đỉnh cao của trí tuệ nhân loại. |
Ngày nay chúng ta phải luôn luôn nung nấu và quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. “Bản tính của Người là luôn luôn lo lắng phấn đấu cho một tương lai được xây dựng trên nền tảng của sự công bằng, bình đẳng, biết truyền thụ và chia sẻ sự đa dạng văn hóa và để các nền văn hóa xích lại gần nhau. Chính vì tầm vóc vĩ đại của con người Hồ Chí Minh mà chúng ta vinh danh Người ở UNESCO và trên thế giới” – Phó Tổng Giám đốc UNESCO. |
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả nhiều nhân tố, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng chính là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là kết quả của hành trình tìm đường cứu nước với những dấu mốc không thể nào quên của Nguyễn Ái Quốc. |
Sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam theo con đường Cách mạng Tháng Mười của Hồ Chí Minh là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử cách mạng Việt Nam phù hợp với tính chất của thời đại mới và trào lưu cách mạng thế giới. |
Bản lĩnh Hồ Chí Minh là sự thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo, ý chí quyết tâm cao độ, sự kiên định và năng lực hoạt động thực tiễn xuất sắc của Người nhằm thực hiện thành công khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để thực sự mang lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. |
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục – Văn hóa – Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và văn hóa kiệt xuất”, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh cống hiến trọn vẹn đến quên mình bởi thế Hồ Chí Minh vĩ đại và cao thượng mãi mãi trong tâm trí và trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam. Tầm vóc vĩ đại của Hồ Chí Minh là tầm vóc của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Người là sự kết t... |
Đối với Hồ Chí Minh “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta phải học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam”. Vì thế, cần phải biết khai thác văn minh nhân loại mà trước hết và hàng đầu là khoa học và công nghệ, những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ XHCN, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.... |
Trong hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, có ba quyết định lịch sử, đó là việc lựa chọn hướng đi sang phương Tây; sự nhất quán, kiên định mục tiêu cứu nước, cứu dân; xác định con đường cách mạng đúng đắn. Ba quyết định này góp phần lý giải về hành trình tìm đường cứu nước và những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. |
Trong những năm 1919-1923, Nguyễn Ái Quốc đã có rất nhiều hoạt động cách mạng ở Pháp: tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa,.. Những hoạt động chính trị phong phú của Nguyễn Ái Quốc đã gây cảm tình sâu sắc với người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế nhưng đã làm đau đầu chính quyền thực dân Pháp. Từ cuối năm 1919, Bộ Thuộc địa Pháp bố trí một số mật thám theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và gửi báo cáo hàng ngày cho Sở Mật thám Paris. |
Hành trình Nguyễn Ái Quốc ra đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa Xuân năm 1930 là một quá trình hoạt động gian nan, nhưng tràn đầy nhiệt huyết, chủ động và sáng tạo của Người. Bài viết khái quát những nét đặc biệt trong hành trình trở thành người sáng lập Đảng của Nguyễn Ái Quốc những năm 1911-1930. |
Trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến nhiều châu lục, nhiều quốc gia khác nhau. Những năm 1928,1929, Nguyễn Ái Quốc đã đến Thái Lan và Lào, những nước láng giềng, nơi có đông kiều bào Việt Nam sinh sống, vận động đồng bào hướng về Tổ quốc, tham gia, ủng hộ công cuộc giải phóng dân tộc. Những hoạt động của Người còn đặt cơ sở, nền móng cho mối quan hệ giữa Việt Nam – Thái Lan, Việt Nam – Lào. Bài viết làm rõ những dấu ấn của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Người hoạt động trong Việt kiều ở Thái Lan và Lào, làm rõ cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc. |
Sự kiện Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911), đánh dấu mốc khởi đầu con đường mới giải phóng dân tộc Việt Nam. Từ đây, qua tìm tòi khảo nghiệm, Người đã đem ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho phong trào yêu nước, làm cho chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại, trở thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh. Sự kiện cách đây 110 năm (1911-2021) là dấu mốc trọng đại và thiêng liêng của dân tộc, tự do cho đồng bào của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, bậc vĩ nhân, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. |
“Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Sự tiếp nối sự nghiệp Hồ Chí Minh với bản lĩnh Hồ Chí Minh để vượt qua mọi thử thách vẫn còn nhiều gian nan, nhưng chắc chắn Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam sẽ giành thắng lợi khi kiên trì đi theo con đường mà Người đã chọn. Trên hành trình ấy, Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, toàn dân tộc đoàn kết thành một khối vững chắc để vượt qua mọi thử thách, nguy cơ, biết tận dụng thời cơ để phát triển nhanh và bền vững. |
Ngày 17-5-2011, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minhinh tổ chức Hội thảo khoa học Kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 – 5- 6-2011). Tại Hội thảo, GS, TS TẠ NGỌC TẤN, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện đã trình bày Báo cáo đề dẫn, đánh giá sâu sắc về tầm vóc, ý nghĩa của sự kiện lịch sử trọng đại này đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới.
(Lời Ban biên tập) |