Tìm kiếm

Tiêu chí lọc:

Kết quả tìm kiếm

Tài liệu phù hợp với tiêu chí tìm kiếm:
  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Lê, Mậu Hãn (2013)

  • Khởi nghĩa dân tộc theo V.I. Lênin: “Đó là một cuộc khởi nghĩa nhằm thiết lập quyền độc lập chính trị của dân tộc bị áp bức, nghĩa là nhằm tạo ra một quốc gia dân tộc riêng biệt”. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một điển hình thành công về khởi nghĩa dân tộc.

  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Trương, Tấn Sang (2014)

  • Cách đây tròn 60 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, được ví như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX. Ngày 7-5-2014, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ mít tinh Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 đến 7-5-2014). Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm. Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng trích đăng bài phát biểu quan trọng này. Bài đăng theo báo Nhân dân ngày 8-5-2014. Đầu đề do Tạp chí Lịch sử Đảng đặt.

  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc (2017)

  • Chiến tranh nhân dân là quy luật truyền thống giữ nước tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến cứu nước chống những thế lực đế quốc, thực dân mạnh nhất trong thế kỷ XX, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển chiến tranh nhân dân đến đỉnh cao cả trong thực tiễn và nhận thức. Chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 đã để lại những bài học quý cho quá trình Đảng lãnh đạo chiến tranh cách mạng chống xâm lược vì mục tiêu hoà bình, độc lập và thống nhất hoàn toàn của Tổ quốc.

  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Chu, Đức Tính (2013)

  • 20 giờ ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Vốn là một dân tộc yêu chuộng hoà bình, vì sao nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước? Vì sao bạn bè, đồng chí và tất cả những người có lương tri trên thế giới đều đồng tình, coi đó là hành động tự vệ chính đáng và cần thiết của nhân dân ta. Bài viết này làm rõ sự sáng suốt, khôn khéo của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng.

  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Chu, Đức Tính; Lê, Thị Liên (2011)

  • Chiến thắng của Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 là kết quả của sự lãnh đạo, đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng củng cố thêm quyết tâm kháng chiến, đoàn kết quân dân, hăng hái tiến lên phát triển mọi mặt cả quân sự, chính trị, vũ trang và thế trận chiến tranh nhân dân. Thắng lợi này đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực, phá tan các cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Lê, Văn Thái (2012)

  • Căn cứ địa Việt Bắc được xây dựng, củng cố và phát huy từ “tinh thần yêu nước của toàn dân, và là nơi có vị trí địa trí hiểm trở” đã góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947. Tạo động lực cho những thắng lợi sắp tới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến dịch này thành công nhờ nhiều yếu tố, trong đó nổi bật nhất là nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của cơ quan lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Lê, Thị Tình; Nguyễn, Trung Kiên (2019)

  • Trong hoàn cảnh đầy khó khăn, thử thách của chính quyền cách mạng non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, một trong những biện pháp hết sức quan trọng giúp giải quyết vấn đề, tạo thế và lực mới của cách mạng Việt Nam là chú trọng xây dựng đời sống mới trong các tầng lớp nhân dân. Sự chỉ đạo của Người, việc xây dựng đời sống mới trong năm đầu tiên của chính quyền cách mạng đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thể hiểm nghèo, chuẩn bị tích cực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

  • Bài báo (Article)


  • Tác giả : Phạm, Hồng Chương (2014)

  • Kỷ niệm 90 năm ngày Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (11-11-1924 đến 11-11-2014), bài viết này mong muốn góp phần làm rõ hơn con đường và hành trình đưa Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, đồng thời làm sáng tỏ một giai đoạn lịch sử đầy quyết tâm và nỗ lực của Người trên con đường vạn dặm trở về Tổ quốc để lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.