- Bài báo (Article)
Tác giả : Hoàng, Phúc Lâm (2023) - Cách đây 75 năm, ngày 11/6/2948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang giai đoạn mới, nhằm động viên, phát huy cao hơn nữa tinh thần quyết chiến của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Lời kêu gọi của Người đã được các giai tầng, các ngành, các giới đông đảo nhân dân cả nước đón nhận, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đi thẳng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với ý nghĩa to lớn đó, ngày 4/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QD-TTg lấy ngày 11/6 hằng năm là Ngày truyền thống thi đua, yêu nước.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Nguyễn, Vĩnh Thanh (2021) - Ngày 28 - 01 - 1941, sau hành trình 30 năm bôn ba lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Trước những yêu cầu bức thiết của tình hình thế giới và trong nước, ngay khi trở về Người đã trực tiếp cùng cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc chuẩn bị điều kiện để đi đến những chuyển hướng chỉ đạo chiến lược quan trọng cho cách mạng Việt Nam. Với ý nghĩa quan trọng đó, mặc dù đã trải qua 80 mùa xuân nhưng những giá trị ngày Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam vẫn trường tồn và cần phải được tiếp tục học tập, phát huy.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Trần, Thị Phúc An (2020) - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là thắng lợi của Nhân dân và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đánh bại kẻ thù xâm lược, đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, mà còn là thắng lợi của trí tuệ, tầm nhìn và bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh trong việc kiên định con đường giải phóng dân tộc, dự báo tình hình, tạo ra khả năng đón bắt và chớp thời cơ giành thắng lợi.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Nguyễn, Hồng Phượng (2021) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành lại nền độc lập của dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên theo con đường XHCN. Bài viết tập trung làm rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chiến lược thiên tài, nhà tổ chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Đỗ, Hoàng Linh (2022) - Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Để kháng chiến lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trở lại Chiến khu Việt Bắc trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hành trình “thiên đô” của cơ quan đầu não kháng chiến được nhân dân che chở, bảo vệ an toàn. Trong năm đầu kháng chiến, từ An toàn khu (ATK) trong Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân kháng chiến, làm thất bại cuộc hành quân chụp bắt cơ quan đầu não kháng chiến của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Nguyễn, Trọng Phúc; Nguyễn, Thị Ngọc Mai (2021) - Mặt trận Việt Minh (19-5-1941 đến 3-3-1951) do Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp xây dựng và lãnh đạo. Mặt trận đó có những đặc điểm nổi bật và nội dung hoạt động vô cùng phong phú, thiết thực, hiệu quả. Mặt trận Việt Minh tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đã có cống hiến vẻ vang, đáng tự hào trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân. Giữ gìn nền độc lập dân tộc. Kinh nghiệm của Mặt trận Việt Minh trong quan hệ với sự lãnh đạo của Đảng; trong xây dựng tổ chức vững mạnh kết hợp chặt chẽ với mục tiêu đấu tranh; luôn luôn vì lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của đồng bào, có ý nghĩa sâu sắc về lý luận, thực tiễn đối với các tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Phạm, Tấn Xuân Tước (2021) - Là một mốc son chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh là nhân tố giữ vai trò quyết định. Hồ Chí Minh không chỉ tích cực tạo lực, mà còn chủ động tranh thời nhằm đặt cách mạng Việt Nam vào thế có lợi nhất. Bài học về nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời của Người vẫn còn nguyên giá trị soi đường cho Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Trần, Minh Trưởng (2020) - Cao trào cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931) là phong trào cách mạng đầu tiên của quần chúng công - nông, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã khẳng định sức mạnh của quần chúng công - nông, chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam, góp phần rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này. 90 năm đã trôi qua, nhưng giá trị, ý nghĩa to lớn của Xô viết Nghệ-Tĩnh vẫn mãi được ghi nhớ như một dấu mốc quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Nguyễn, Quang Hoà; Dương, Thuý Ngọc (2021) - Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, trực tiếp cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam: “thay đổi chiến lược”, hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa cách mạng, đào tạo cán bộ để đón thời cơ phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam – Một cuộc cách mạng điển hình của thế kỷ XX – đã mở ra một thời đại mới, rực rỡ nhất trong lịch sử hàng ngàn năm xây dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam: Thời đại Hồ Chí Minh. Đó là minh chứng lịch sử rõ rệt nhất về thiên tài trí tuệ Hồ Chí Minh, bản lĩnh sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa lại nền độc lập của dân tộc, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
|
- Bài báo (Article)
Tác giả : Lê, Sỹ Thọ; Lê, Tuấn Vinh (2020) - Đầu năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước đang hoạt động có tính chất riêng rẽ, đơn lẻ thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam. Tại Hội nghị này, nhiều văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã được các đại biểu tham dự thông qua, trong đó “Chánh cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” đã thể hiện những sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam. Bài viết, bên cạnh làm rõ sự sáng tạo này thì dưới góc nhìn cá nhân, tác giả nêu ra một số ý nghĩa trong sự bổ sung lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như đối với con đường cách mạng Việt Nam.
|