Đề tài nghiên cứu khoa học (4)
Hiển thị theo
Trong tình hình thế giới hiện nay luôn có nhiều biến động, các thế lực đế quốc luôn âm mưu dùng sức mạnh quân sự để thôn tính các nước khác. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam phải gắn liền với công cuộc bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì thế, nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh sẽ giúp cho các thế hệ thanh niên ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình thế mới, hình thành quyết tâm bảo vệ trường tồn nền độc lập của dân tộc, giữ gìn sự thống nhất tổ quốc, làm nền tảng cho việc xây dựng xã hội mới - dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. |
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định “quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; ... |
Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tài sản tinh thần vô giá của Đảng ta và dân tộc ta, gắn liền với quá trình phát triển cách mạng nước ta. Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của toàn Đảng, toàn dân ta. Vì vậy, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo và tuyên truyền. |
Học thuyết chính trị Hồ Chí Minh là hệ thống tri thức lý luận phản ánh quá trình phát triển của hiện thực chính trị Việt Nam trong thời đại mới. Nó bao gồm ba yếu tố cơ bản: (1) Mục tiêu chính trị (Nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh), đường lối chính trị (Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội) và phương pháp chính trị (“dĩ bất biến, ứng vạn biến”); (2) Toàn bộ quyền lực chính trị thuộc về nhân dân (“dân là chủ” và “dân làm chủ”); (3) Hệ thống chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ). Từ ba nội dung cơ bản nói trên học thuyết chính trị Hồ Chí Minh thể hiện những đặc trưng nổi bật: sự th... |