Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc (55)
Hiển thị theo
Bác rất chú ý tới việc tăng gia sản xuất và bản thân Người cũng tích cực tham gia. Thời kỳ kháng chiến, lúc mới lên rừng khó khăn nhiều, thóc gạo hiếm, nhân dân đói, cán bộ cũng đói, cơ quan di chuyển luôn Bác thường động viên mọi người tăng gia sản xuất (Nguồn: https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/822-bac-h-v-i-vi-c-tang-gia-s-n-xu-t.html). |
Năm 1960, anh đã ghi được giây phút xuất thần khi Bác chỉ huy dàn nhạc trong một dạ hội quần chúng tại công viên Bách Thảo chào mừng thành công Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III (9-1960). Từ dáng điệu, cử chỉ, nét mặt của Người thật đẹp, như truyền cảm hứng và những rung động nghệ sĩ cho mỗi chúng ta (Nguồn: https://nhandan.vn/bac-ho-bat-nhip-bai-ca-ket-doan-post416459.html). |
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho Thợ mỏ và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh một tình cảm đặc biệt. Bác chính là người đã đặt tên cho tỉnh Quảng Ninh khi sáp nhập tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng. Vùng đất rộng lớn và yên bình đó đã nhiều lần được đón Bác Hồ về thăm, với những lời chỉ bảo ân cần, sâu sắc (Nguồn: http://www.baotangquangninh.vn/Chuyen-de/bac-ho-voi-quang-ninh-%E2%80%93-nhung-lan-nguoi-ve-tham-470.htm). |
Sinh thời Bác từng viết: "Giao thông là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ". Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến tất cả các ngành, các giới, song GTVT là một trong những lĩnh vực được Người quan tâm đặc biệt. Người đã đến thăm nhiều công trình giao thông quan trọng, mỗi lần đến thăm các công trường, nhà máy, bến cảng... Người luôn căn dặn, động viên những người thợ trên các công trình giao thông là phải thi đua lao động thật tốt, thật giỏi (Nguồn: https://tapchigiaothong.vn/nho-mai-nhung-lan-bac-ho-tham-dong-vien-can-bo-cong-nhan-nganh-gtvt-18395355.htm). |
Đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt phấn khởi chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh được suy tôn là Chủ tịch danh dự của Mặt trận Liên Việt (3/1951) (Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/chu-tich-ho-chi-minh-doc-bao-cao-chinh-tri-tai-dai-hoi-ii-cua-dang-537587.html). |
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đó là chân lý mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết và khái quát truyền thống lịch sử dân tộc ta. Nhờ có đoàn kết mà 54 dân tộc anh em cùng chung sống, đã vượt qua bao gian lao, thử thách, chống chọi được với thiên tai, địch họa, bảo vệ giang sơn, bờ cõi, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đang chung sức xây dựng đất nước (Nguồn: https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/75047/22/Toa-sang-tu-tuong-doan-ket-nguoi-co-uy-tin-trong-dong-bao-dan-toc-thieu-so-cua-Chu-tich-Ho-Chi-Minh.html). |
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài trở về Cao Bằng. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay vào xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức quần chúng, tiến hành chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 5/1941, với tư cách là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941) tại Pắc Bó (Hà Quảng- Cao Bằng) (Nguồn: https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/14317/hoi-nghi-lan-thu-viii-ban-chap-hanh-trung-uong-djang-va-quyet-djinh-tien-hanh-cong-cuoc-giai-phong-dan-toc-tu-ngay-10-djen-ngay-19-5-1941.html). |
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. Đây là “tờ báo bí mật đầu tiên của người cách mạng Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ, viết bằng giấy sá, in bằng bàn tay.
Tờ báo Thanh niên tiêu biểu cho tổ chức cách mạng đến nỗi người ta thường gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội là Đảng Thanh niên” (Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/noi-ra-doi-to-bao-cach-mang-dau-tien-cua-viet-nam-532784.html). |
Sau khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành hoạt động trong phong trào Việt kiều, phong trào công nhân Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Versailles gồm tám điểm, bên dưới ký tên Nguyễn Ái Quốc. Ảnh: Trụ sở của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp tọa lạc ở nhà số 6 phố Villa Des Gobelins, Quận 13, Paris, nơi Nguyễn Ái Quốc cư ngụ từ tháng 7 năm 1919 đến tháng 7 năm 1921 (Nguồn: http://hiec.org.vn/trien-lam-chu-tich-ho-chi-minh-trong-trai-tim-ban-be-quoc-te-18150.html). |
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở khách sạn Drayton Court, phía tây London. Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành lại chuyển sang làm phụ bếp ở khách sạn Carlton-một khách sạn hạng sang nổi tiếng ở London. Nguyễn Tất Thành làm việc dưới sự điều khiển của vua bếp Escophier, một người Pháp có tư tưởng tiến bộ (Nguồn: https://www.qdnd.vn/ky-niem-110-nam-ngay-bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc/chuyen-ve-nguoi/hanh-trinh-chu-tich-ho-chi-minh-ra-nuoc-ngoai-tim-duong-cuu-nuoc-giai-phong-dan-toc-661085). |
Sau gần 3 năm bôn ba từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu sang Mỹ, rồi từ Mỹ quay trở lại châu Âu, tháng 5/1913, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời cảng La Havre của Pháp để đến với nước Anh.
Tại Vương quốc Anh, trung tâm của chủ nghĩa đế quốc thời kỳ đó, Người đã phải làm rất nhiều việc nặng nhọc như cào tuyết trong trường học, điều khiển hệ thống nước nóng rồi phụ bếp trong khách sạn nhỏ Drayton Court, rửa bát đĩa trong khách sạn danh tiếng Carlton ở thủ đô London (Nguồn: https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/ho-chi-minh-nguoi-bac-nhip-cau-huu-nghi-giua-hai-dan-toc-viet-anh-127891). |
Trưa ngày 2/6/1911, con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin) từ Hải Phòng cập cảng Sài Gòn. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng Lui E-du-a Mai-sen xin việc làm. Ngày 3/6/1911, anh chính thức xuống tàu bắt đầu làm phụ bếp, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba(1), mức lương 45 Franc Pháp/tháng. Đây là một trong 6 chiếc tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến đường Pháp - Đông Dương, tàu vừa chở hàng vừa chở khách thuộc quyền sở hữu của hãng Năm Sao, đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), Pháp (Nguồn: https://baotanghochiminh.vn/hanh-trinh-cua-con-tau-amiral-latouche-treville-dua-nguyen-tat-thanh-ra-di-tim-duong-cuu-n... |
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ Thi đua lần thứ IV), tháng 12/1966, tại Hà Nội (Nguồn: https://vnanet.vn/vi/anh/anh-chuyen-de-1053/thi-dua-yeu-nuoc-dai-hoi-anh-hung-chien-si-thi-dua-lan-thu-iv-nam-1966-212863.html). |
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1969) (Nguồn: https://baotanghochiminh.vn/chu-tich-ho-chi-minh-cung-trung-uong-dang-lanh-dao-cuoc-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia-o-mien-bac-va-dau-tranh-thong-nhat-nuoc-nha-1954-1969.htm) |