Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp trồng người (24)

Hiển thị theo

Tài liệu 1 - 20 [/24]


  • Trong các ngày 31/3 và 1/4/1959, lần thứ Tư, Bác lại về thăm Hải Phòng. Khi vượt biển ra thăm nhân dân đảo Cát Bà, Cát Hải, Bác đã rất chú ý thăm hỏi tình hình làm ăn, sinh sống của ngư dân, của bà con người Hoa trên đảo, nhất là việc ăn học của trẻ em, con cháu của các ngư dân làng cá… Khi trở về khu vực nội thành, Bác đến thăm Trường Học sinh miền Nam số 7. Bác thăm khu vực nhà bếp, nhà ở và nói chuyện với hơn 500 cán bộ, giáo viên và học sinh của trường. Người căn dặn thầy trò phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau, học tập giỏi, lao động giỏi và luôn tiến bộ (Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bac-ho-voi-thieu-nhi-dat-cang-391448.html).

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hết lòng thương yêu, chăm sóc các cháu thanh thiếu niên nhi đồng, Người cũng đặt trọn lòng tin vào các thế hệ trẻ của dân tộc, những chủ nhân tương lai của nước nhà. Đã có rất nhiều hồi ký, câu chuyện, phim tư liệu, ảnh chụp kể lại những kỷ niệm sâu sắc của Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong những ảnh tư liệu thường xuyên được công bố có một bức ảnh rất quen thuộc chụp cảnh Bác Hồ đang quàng khăn đỏ cho một cháu gái trong đồng phục đội viên đội Thiếu niên tiền phong. Nhưng bức ảnh này lại có vài chú thích khác nhau và nhất là về thời gian chụp bức ảnh cũng không thống nhất giữa nguồn tư liệu và nhân chứng kể lại. (Nguồn: https://www.bqllang.gov.vn...

  • Ngày 09 tháng 12 năm 1961 một vinh dự rất lớn, Trường Sư phạm miền núi Nghệ An được đón Bác Hồ về thăm và dạy bảo ân cần. Tôi cũng được mời về dự với tư cách là Hiệu trưởng cũ vừa mới chuyển công tác. Khi đó, Trường đã rời Nghĩa Đàn về tiếp quản cơ sở của Trường Huỳnh Thúc Kháng cũ trước đường Lê Mao bây giờ. Ghi lại những ý kiến trên đây về thời kỳ sơ khai của Trường SP miền núi Nghệ An vô cùng gian khó trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, nhưng đã làm được những điều phi thường ... (Theo hồi ký của Cố Hiệu trưởng SPMN Nghệ An - Nguyễn Mỹ Tài) (Nguồn: https://www.cdspna.edu.vn/?q=l-ch-s-truy-n-th-ng/s-ph-m-mi-n-n-i-thu-ban-u.html).

  • Bác Hồ đề cao sứ mệnh của người thầy giáo: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo p...

  • Khi tiếng súng trên chiến trường Điện Biên đã ngừng nổ, Hiệp định Giơ-ne-vơ kết thúc thắng lợi đã mở ra một thời kỳ mới đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào thời điểm ấy, một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với lãnh đạo Đảng và Chính phủ trong tiến trình tiếp quản Thủ đô là làm thế nào để nhanh chóng khích lệ tinh thần yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có tầng lớp trí thức, sinh viên, học sinh hàng chục năm qua bị kìm kẹp trong vùng địch chiếm. Một giải pháp quan trọng được lựa chọn lúc bấy giờ là mở Trường đại học Nhân dân, ngôi trường có thể coi là trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Nguồn: https://www.bqllang.gov.vn/ti...

  • Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 1945, ngành giáo dục Việt Nam không ngừng xây dựng, phát triển để đi đến mục đích cuối cùng là phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính để giảng dạy trong nhà trường thay cho tiếng Pháp. Cả nước dấy lên phong trào Bình dân học vụ, Bổ túc văn hóa với những khẩu hiệu có tính thiết thực: “Đi học là kháng chiến”, “Mỗi lớp học là một ổ tuyên truyền kháng chiến”… tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển giáo dục trong toàn quốc (Nguồn: https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/18167/chu-tich-ho-chi-minh-voi-viec-xay-dung-nen-giao-duc-phuc-vu-khang-chien-1945-1954.html).

  • Công việc bồi dưỡng, lựa chọn và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo ở bất cứ thời đại nào, thể chế chính trị nào cũng đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thịnh suy của một quốc gia, dân tộc. Thực tiễn chứng minh, lựa chọn cán bộ lãnh đạo đúng đắn thì quốc gia đó phát triển, thịnh vượng, ngược lại, nếu lựa chọn sai lầm thì phải trả giá rất đắt, thậm chí là sụp đổ cả một thể chế chính trị và phải mất rất nhiều thời gian sau đó để sửa chữa. Vì thế, trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, lựa chọn, chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo với những tiêu chuẩn cụ thể, bảo đảm đất nước luôn phát triển đi l...

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1969) (Nguồn: https://baotanghochiminh.vn/chu-tich-ho-chi-minh-cung-trung-uong-dang-lanh-dao-cuoc-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia-o-mien-bac-va-dau-tranh-thong-nhat-nuoc-nha-1954-1969.htm).