Bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (20)

Hiển thị theo

Tài liệu 1 - 20 [/20]


  • Nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý năm 1948, đồng chí Hoàng Mai gửi thư và biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh một tờ báo “Bạn dân”. Sau khi nhận được báo, ngày 11/3/1948, Bác có thư gửi đồng chí Hoàng Mai. Trong thư Bác dạy cách làm báo, đặc biệt Bác có nêu “Tư cách người Công an cách mệnh”: Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. (Nguồn: https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/19-8-tr-9-Ve-vang-75-nam-lich-su-qua-hinh-anh-tai-lieu-hien-vat-ve-luc-luong-CAND-i577074/).

  • Ai cũng biết ngày 27/02 là Ngày Thầy thuốc Việt Nam, nhưng có ít người biết đây là ngày Bác Hồ gửi thư cho Hội nghị Ngành Y tế, và số người biết được trong thư Bác viết gì cho Ngành Y tế lại còn ít nữa. Thư của Bác viết ngắn, nhưng độ xúc tích rất cao, chỉ với 360 từ nhưng đủ ý, hàm chứa những nội dung sâu sắc, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời đại (Nguồn: http://www.tuyengiaokontum.org.vn/khoa-giao-van-hoa-van-nghe/hoc-duoc-gi-qua-thu-bac-gui-hoi-nghi-nganh-y-te-1813.html).

  • Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành với cái tên là Ba rời Sài Gòn và ngày 15-7-1911 đến cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) còn Phan Châu Trinh rời Sài Gòn ngày l-4-1911 và đến Pháp vào ngày 27-4 cùng năm, ngụ tại Paris. Khoảng cách giữa Lơ Havơrơ và Paris - nơi cụ Phan đang sống - chỉ có hơn 100 cây số, đi lại dễ dàng…Chắc chắn trong dịp này Người đã tranh thủ đến Pari gặp cụ Phan, làm quen với những người quanh Cụ, và đặc biệt để bàn bạc với Cụ về hướng sống và học tập... (Nguồn: https://baotanghochiminh.vn/bac-ho-voi-cu-phan-chau-trinh.htm).

  • Sau mỗi nét chữ của Bác Hồ luôn chứa đựng trong đó một tâm hồn, một cốt cách lớn của một bậc vĩ nhân của thế giới và người cha già của dân tộc Việt (Nguồn: https://giaoduc.net.vn/xuc-dong-ngam-but-tich-qui-hiem-cua-bac-ho-p3-post60974.gd).

  • Sau mỗi nét chữ của Bác Hồ luôn chứa đựng trong đó một tâm hồn, một cốt cách lớn của một bậc vĩ nhân của thế giới và người cha già của dân tộc Việt (Nguồn: https://giaoduc.net.vn/xuc-dong-ngam-but-tich-qui-hiem-cua-bac-ho-p3-post60974.gd#&gid=1&pid=3).

  • Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, trong đó, Người đã nêu cụ thể cho từng giới đồng bào: “Sĩ, nông, công, thương, binh, gái, trai, già, trẻ, toàn thể quốc dân ta vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua ái quốc” (Nguồn: https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/69448/ky-niem-65-nam-ngay-chu-tich-ho-chi-minh-viet-loi-keu-goi-thi-djua-ai-quoc11-6-1948-11-6-2013.html).

  • Khắp nơi quần chúng nhân dân hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa đã đồng loạt dậy, ở những vùng xa xôi, dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương và vận dụng chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa (Nguồn: https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/14862/ky-niem-68-nam-cach-mang-thang-tam-8-1945-8-2013-p3.html).

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc và Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á (1930-1945) (Nguồn: https://baotanghochiminh.vn/chu-tich-ho-chi-minh-cung-trung-uong-dang-lanh-dao-cuoc-van-dong-giai-phong-dan-toc-va-cach-mang-thang-tam-thanh-lap-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-nha-nuoc-dan-chu-nhan-dan-dau-tien-o-dong-nam-chau-a-1930-1945.htm).