Quê hương, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (13)
Hiển thị theo
Tòa Khâm sứ Trung Kỳ, tại đây, vào tháng 4/1908 Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình đòi giảm sưu giảm thuế của nhân dân Thừa Thiên Huế (Nguồn: http://huetourism.gov.vn/Hinh-doc-ve-toa-Kham-su-Trung-Ky-o-Hue-xua.html/?pid=MTkyMzh8Y3NkbGRs0). |
Ngôi nhà đã lưu giữ nhiều kỷ niệm thủa thiếu thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứng kiến những năm tháng miệt mài đèn sách, khổ công học hành của ông Nguyễn Sinh Sắc; sự trung hậu, đảm đang của bà Hoàng Thị Loan, chứng khiến sự lớn lên và trưởng thành của hai anh em Khiêm, Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh), (Nguồn: https://tienphong.vn/kham-pha-hai-ngoi-nha-di-tich-quoc-gia-dac-biet-tai-hue-post1304491.tpo). |
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống từ năm 1898 đến 1900, khi Người cùng anh theo cha về đây dạy học (Nguồn: https://tienphong.vn/kham-pha-hai-ngoi-nha-di-tich-quoc-gia-dac-biet-tai-hue-post1304491.tpo). |
Ở Thừa Thiên Huế hiện còn khoảng 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc liên quan trực tiếp đến gia đình Người. Trong đó nổi bật là Ngôi nhà 112 Mai Thúc Loan (nay là 158 Mai Thúc Loan, TP Huế) - nơi ở của gia đình Bác trong thời gian từ 1895- 1901. Nằm trên đường Đông Ba xưa, ngôi nhà nhỏ bé, ẩn sâu trong những hàng cây, dễ lẫn vào hằng trăm ngôi nhà khác trên cùng con phố. Còn ít người biết đến di tích lịch sử quốc gia quan trọng này (Nguồn: https://toquoc.vn/nha-bac-ho-o-hue-99107691.htm). |
Cụ Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ của chủ tịch Hồ Chí Minh sau nhiều năm dùi mài kinh sử và trải qua 2 lần thi hội, ông đã đỗ Phó bảng khoa Tân Sửu (1901), cùng khóa với nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Dân làng ở đây rất vui mừng bởi biết bao năm rồi mới có người đỗ Phó bảng. Làng đã cắt đất, dựng nhà ban mừng cho ông với ngôi nhà lớn 5 gian (Nguồn: https://toquoc.vn/thang-5-ve-tham-lang-sen-que-bac-20190518131212936.htm). |
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 112 - Mai Thúc Loan là một ngôi nhà gỗ rộng ba gian, gồm 4 vài cột, kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống của Huế mái lợp ngói liệt, tường bao quanh bằng gạch vồ, mặt trước là hệ thống cửa bản khoa "thượng song, hạ đố", nối với nhà chính là nhà bếp, vách trát đất, mái lợp tranh. Ngôi nhà nằm trong một tổng thể nhà - sân - vườn hoàn chỉnh. Trong ngôi nhà hiện nay có một khung dệt, một xa sợi được tái tạo bước đầu theo đúng khung dệt và xa sợi ở nhà Bác tại Kim Liên, chiếc giá sách của ông đồ Sắc, chiếc xa quay, khung cửi, cánh võng, nón lá, yếm, khăn, đôi quang gánh của bà Hoàng Thị Loan, cho đến chiếc đĩa đèn dầu, nồi niêu, bát, đĩa… (Nguồn: https://cand.c... |
Năm 1906, Người thanh niên Nguyễn Tất Thành (Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu) theo cha rời quê hương vào Huế. Từ đây, người đã di chuyển vào phía Nam, vừa học tiểu học, vừa trau dồi vốn chữ Hán, vừa học thêm tiếng Pháp, rồi tham gia dạy học và bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước.
Ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba đã xuống tàu buôn Latouche-Tréville làm đầu bếp và xuất dương sang Pháp, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước, bôn ba hải ngoại suốt 30 năm, Người trở về nước năm 1941, cùng Đảng lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nên ... |
Thừa Thiên-Huế tự hào là mảnh đất đã gắn bó với thời gian niên thiếu của Hồ Chủ tịch trong khoảng 10 năm (1895-1901 và 1906-1909), khi Bác và gia đình đến sinh sống, lao động, học tập tại Kinh đô (Nguồn: https://baoxaydung.com.vn/nhung-di-tich-gan-voi-nam-thang-tuoi-tho-cua-bac-ho-o-hue-279498.html). |
Mảnh đất Huế Kinh kỳ chính là nơi đã góp phần nuôi dưỡng, hun đúc và bước đầu hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước. Khoảng thời gian 10 năm sống ở mảnh đất Kinh kỳ chính là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, ở Huế có hơn 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người không thể không nhắc đến (Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-noi-luu-dau-thoi-nien-thieu-cua-bac-ho-o-hue-910893.ldo. |
Ngày 9-5-1908, khi đang cùng với đám đông học sinh đứng bên bờ sông Hương quan sát cuộc biểu tình của nông dân tràn vào thành phố Huế, Nguyễn Tất Thành bất ngờ túm lấy cổ áo của hai người bạn và yêu cầu họ cùng với mình tham gia vào đoàn biểu tình để phiên dịch cho nông dân. Trên đường đi, Nguyễn Tất Thành đã lật ngược cái mũ nan đang đội trên đầu ra ý cần phải phá bỏ hiện trạng, thực dân Pháp đã đàn áp cuộc biểu tình một cách dã man, rất nhiều người chết và bị thương (Nguồn: https://nhatrungbayhcm.com/thoi-nien-thieu-va-qua-trinh-hinh-thanh-hinh-thanh-tu-tuong-yeu-nuoc-1890-1911#lg=1&slide=7). |
Ngôi nhà thầy Cử nhân Vương Thúc Quý cách Di tích cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 200m về phía Tây, nằm trong mảnh vườn rộng 3 sào 9 thước Trung bộ tương đương 1.775m2 thuộc xóm Sen 4, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An gồm có 2 ngôi nhà, ngôi nhà trên làm nơi thờ tự, dạy học, tiếp khách; ngôi nhà ngang là nơi sinh hoạt thường ngày của cả gia đình (Nguồn: https://nhatrungbayhcm.com/thoi-nien-thieu-va-qua-trinh-hinh-thanh-hinh-thanh-tu-tuong-yeu-nuoc-1890-1911#lg=1&slide=5) |