Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân sĩ trí thức (15)
Hiển thị theo
Đồng chí Phạm Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, là một trong những nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và Nhà nước, người con ưu tú của dân tộc và là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguồn: https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/pham-hung-nguoi-cong-san-kien-cuong-20170609143244041.htm). |
Đồng chí Đỗ Mười không chỉ là người lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng trong lãnh đạo, chỉ đạo tầm vĩ mô, vi mô để cùng Đảng ta đưa đất nước phát triển nhanh... (Nguồn: https://toquoc.vn/dong-chi-do-muoi-nguoi-hoc-tro-xuat-sac-cua-chu-tich-ho-chi-minh-99248699.htm). |
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - người cộng sản kiên cường, bất khuất, trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta, một người chỉ huy mưu lược, tài trí, dũng cảm của lực lượng vũ trang, một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh (Nguồn: https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/14338-ky-niem-110-nam-ngay-sinh-dai-tuong-nguyen-chi-thanh-1-1-1914-1-1-2024-nha-lanh-dao-thuc-tien-xuat-sac-cua-dang-va-cach-mang-viet-nam.html). |
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về phát hiện và trọng dụng người tài. Người đã cảm hóa, lôi cuốn, thuyết phục một số trí thức nổi tiếng cả về tài và đức, học vị cao, điều kiện làm việc rất tốt ở nước ngoài, nhưng vẫn tình nguyện trở về nước “đồng cam, cộng khổ” với nhân dân tham gia chiến đấu, kiến thiết đất nước, bảo vệ Tổ quốc (Nguồn: https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/145054/22/Chu-tich-Ho-Chi-Minh-phat-hien-trong-dung-nhan-tai---nhin-tu-tam-guong-GS.VS-Tran-Dai-Nghia.html). |
Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh không chỉ là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhà lãnh đạo chính trị, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà báo và nhà thơ nổi tiếng, mà còn là nhà lý luận chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã để lại nhiều tác phẩm lý luận có giá trị soi sáng con đường cách mạng Việt Nam (Nguồn: http://m.tapchiqptd.vn/vi/ngay-ky-niem-lon/dong-chi-truong-chinh-voi-cong-tac-giao-duc-ly-luan-chinh-tri-cua-dang-9780.html). |
Bác Hồ nói chuyện thân mật với Giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước - người sáng lập và xây dựng ngành Tai - Mũi - Họng ở Việt Nam và các trí thức ngành Y (Nguồn: https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/74882/chinh-sach-chieu-hien-djai-si-cua-ho-chi-minh-va-che-djo-moi-sau-cach-mang-thang-tam.html). |
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân (Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/bac-ninh-thuc-hien-loi-dan-cua-chu-tich-ho-chi-minh-ve-ren-luyen-dao-duc-cach-mang-20201006142103708.htm). |
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông, mọi kiếp người” - Đó là tình cảm bao la của Bác Hồ đã được Tố Hữu xúc động ngợi ca - Trái tim mênh mông của Người ôm ấp, bao bọc cả non sông, mọi kiếp người nói chung và cho ngành y nói riêng (Nguồn: https://www.qdnd.vn/ky-niem-130-nam-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh/dinh-ninh-loi-bac/tinh-cam-cua-bac-ho-doi-voi-nganh-y-te-618147). |
Theo lời kêu gọi của Bác Hồ, năm 1949, giáo sư Đặng Văn Ngữ từ Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống Pháp, trở thành giảng viên Chủ nhiệm Bộ môn Kí sinh trùng trường Đại học Y khoa tại Chiêm Hóa. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, ông đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin, loại thuốc kháng sinh này đã góp phần rất lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn cho thương binh và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Giáo sư, bác sỹ Đặng Văn Ngữ (giữa) trong lần Bác đến thăm trường Y - Dược và khoa Kí sinh trùng (14/1/1963) (nguồn: https://nvsk.vnanet.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-v... |
Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không những thể hiện sâu sắc chủ nghĩa nhân văn cao đẹp của Người, mà còn là kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ta trong thời kỳ mới (Nguồn: https://www.hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cham-soc-suc-khoe-cho-nhan-dan-1567). |
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc… của con người, mà còn quy tụ, cổ vũ văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng sáng tạo và cống hiến tri thức, tinh thần cho Tổ quốc và Nhân dân (Nguồn: https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/chu-tich-ho-chi-minh-voi-van-hoa-va-van-nghe-si-10157). |
Tạ Thị Kiều (tức Mười Lý) sinh năm 1938, dân tộc Kinh, quê ở xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Bà là Đại tá quân đội, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và là một trong những thanh niên tiêu biểu của miền Nam được lựa chọn ra miền Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1965 (Nguồn: https://baotanghochiminh.vn/ky-uc-cua-nu-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-mien-nam-ta-thi-kieu-ve-chu-tich-ho-chi-minh.htm). |
“Nguyện vọng cao nhất của cháu là được trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần” - đó là câu trả lời của Phạm Quang Lễ trước câu hỏi của người đứng đầu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Pháp năm 1946 (Nguồn: https://www.congluan.vn/nguyen-vong-lon-nhat-cua-nha-bac-hoc-viet-minh-post93072.html). |
Xây dựng đội ngũ cán bộ với việc lựa chọn, sử dụng và đánh cán bộ lãnh đạo, đặc biệt đối với những người đứng đầu là một trong những vấn đề quan trọng được Hồ Chí Minh rất quan tâm trong tiến trình lãnh đạo cách mạng nước ta, nhất là trước những thay đổi của nhiệm vụ cách mạng cũng như sự vận động, biến đổi của hoàn cảnh khách quan. Bài viết góp phần làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn của cán bộ lãnh đạo nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho việc lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu trong điều kiện thực tiễn hiện nay (Nguồn: https://www.xaydungdang.org.vn/tu-tuong-ho-chi-minh/quan-diem-cua-chu-tich-ho-chi-minh-ve-chuan-cua-can-bo-lanh-dao-11887).... |
Vào lúc nhiều nơi trên thế giới vẫn bị bao phủ bởi chính trị cường quyền của chế độ phong kiến chuyên chế, thực dân bạo ngược hay cộng hòa tư sản thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ dân chủ và pháp quyền nhân nghĩa. Nhà nước cách mạng Việt Nam do Người sáng lập thể hiện đầy đủ diên cách và cốt cách của một thể chế dân chủ hiện đại, dựa trên nguyên tắc pháp quyền, có sức hấp dẫn đối với nhân dân, có khả năng huy động, tập hợp, phát huy cao độ sức mạnh của nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, kiến thiết đất nước (Nguồn: https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/van-de-su-kien/the-che-dan-chu-va-phap-quyen-nhan-nghia-trong-buoi-dau-khoi-dung-nha-nuoc-cach-mang-viet-nam-duoi-anh-sa... |