Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (84)
Hiển thị theo
Tham nhũng rất nguy hại, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ, đấu tranh phòng, chống rất khó khăn, phức tạp, lâu dài và đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao. Bài viết tập trung làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, giải pháp quyết liệt của Đảng; những kết quả đạt được và đề xuất giải pháp hiệu quả tiếp tục phòng, chống tham nhũng hiệu quả. |
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, tư tưởng “người trước, súng sau” của Người là nét độc đáo, đặc sắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. |
Cách đây gần 100 năm, Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” để tố cáo tội ác man rợ của thực dân Pháp ở Việt Nam nói riêng và chế độ thực dân tàn bạo nói chung. Trên thực tế, vì nhiều lý do, đã và đang tồn tại những đánh giá khác nhau về chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Bằng việc tái hiện sự lên án mạnh mẽ của Nguyễn Ái Quốc đối với chế độ thuộc địa, bài viết hướng tới mục tiêu đã phá luận điệu về công cuộc “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp và đấu tranh với mọi hình thức xâm lăng văn hóa ở Việt Nam. |
Toàn văn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng số 448 từ, song hàm chứa một tư tưởng lớn về thi đua yêu nước. Văn bản với những lời ngắn, câu gọn mà vẫn bao quát đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, thành phần tham gia thi đua. Hơn thế, lời hiệu triệu này còn hàm chứa những thông điệp văn hóa sâu sắc và có giá trị vượt thời gian. |
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ( 19/5/1890 – 19/5/2023), là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi tổ chức Đảng thấm nhuần tư tưởng, tự soi rọi lại mình, tiếp tục thực hiện nhằm tăng thêm ý chí, quyết tâm và sức mạnh đưa đất nước phát triển sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới như Bác hằng mong muốn. Cuộc đời 79 mùa xuân của Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của tư tưởng đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. |
Trong di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại, đoàn kết, hợp tác quốc tế là một trong những tư tưởng cốt lõi của Người. Đó là kim chỉ nam, định hướng quan trọng trong quá trình hoạch định, thực hiện đường lối của đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trước đây cũng như hiện nay. |
Xây dựng căn cứ địa, căn cứ hậu phương vững mạnh là nhân tố quyết định thắng lợi của kháng chiến, đồng thời tạo thuận lợi cho việc xây dựng chế độ mới. Bài viết trình bày những nội dung cơ bản trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về căn cứ địa; sự vận dụng của Đảng trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố và đề xuất một số giải pháp tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ở Việt Nam hiện nay. |
Chính trị xuất hiện cùng với sự phân chia xã hội thành các giai cấp và hình thành nhà nước. Đây là một khái niệm có nội hàm rộng, phức tạp, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau. Bài viết tập trung phân tích tư duy chính trị Hồ Chí Minh vừa trung thành với lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa độc đáo, đậm dấu ấn bản sắc riêng. |
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là một dấu son chói lọi, là biểu tượng sáng ngời về ý chí, tài trí của con người Việt Nam, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện đại. Một trong những nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi vĩ đại đó chính là dự báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc “Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. Bài Viết làm rõ ý nghĩa to lớn trong dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời rút ra bài học về công tác dự báo chiến lược của Đảng hiện nay. |
Cách đây 75 năm, ngày 11/6/2948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước sang giai đoạn mới, nhằm động viên, phát huy cao hơn nữa tinh thần quyết chiến của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Lời kêu gọi của Người đã được các giai tầng, các ngành, các giới đông đảo nhân dân cả nước đón nhận, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đi thẳng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với ý nghĩa to lớn đó, ngày 4/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QD-TTg lấy ngày 11/6 hằng năm là Ngày truyền thống thi đua, yêu nước. |
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ ý định cai trị nước ta với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, bất chấp vi phạm các điều khoản đã ký kết Giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng như những nhượng bộ từ nước ta. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc dân Việt Nam đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Sự kiện trọng đại trên biểu hiện ý chí quyết tâm giữ gìn non sông đất nước. Dù đã 60 năm đi qua nhưng ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn còn nguyên tính thời sự sâu sắc. |
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người, Hồ Chí Minh luôn xác định độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân là mục tiêu hàng đầu của Người và của cách mạng Việt Nam. Theo Người, độc lập dân tộc phải gắn liền chủ nghĩa xã hội mới vững bền và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo giữ vững độc lập dân tộc. Thực hiện chỉ dạy của Người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước giành “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam khẳng định độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởn... |
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với những nỗ lực chủ quan của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức, góp phần đẩy nhanh sự chín muồi khách quan, dẫn tới sự thành lập của Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại cho đất nước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển khách quan trong thời đại đấu tranh mới. Bài viết này điểm lại những cống hiến lịch sử của Nguyễn Ái Quốc vào quá trình thành lập đảng cộng sản Việt Nam. |
Trước những vấn đề diễn biến gây cấn cục diện chính trị trên toàn thế giới, cũng như những vấn đề cấp thiết của cách mạng trong nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Bác Hồ trở về nước tham gia xoay chuyển cục diện cách mạng trong nước. Ngay khi trở về nước Người khẩn trương tiến hành và chủ trì Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp Hành Trung ương Đảng. Trong hội nghị trung ương tám Đảng ta làm rõ hơn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc như một bước đi đầu tiên, tất yếu để tiến tới xã hội chủ nghĩa; chủ trương giải quyết những vấn đề dân tộc; xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang; chuyển công tác đảng về nông thôn. Và cũng chính từ những chuẩn bị đó đã mở đường cho sự thắng lợi vẻ vang của ... |
Trong việc nghiên cứu thân thế, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh nổi lên những cách tiếp cận đáng chú ý. Đó là những nhận xét, những lập luận mang tính dự báo về tầm vóc trí tuệ Hồ Chí Minh, đồng thời khẳng định Hồ Chí Minh là một con người của những bước ngoặt lịch sử, có tầm nhìn thời đại, phát triển sáng tạo, làm phong phú chủ nghĩa Marx – Lenin. Trong bài tổng thuật này, chúng tôi cố gắng trình bày những ý kiến trong nước và ở nước ngoài, chính diện và phản diện. Bởi vì một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng ta hiện nay là tiếp tục quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. |
Nguyện vọng tha thiết của mọi người dân Việt Nam là được sống trong không khí hòa bình – nền hòa bình trong độc lập, tự do. Nhưng thực dân Pháp không chịu rời bỏ thuộc địa, đã tiến hành cuộc chiến tranh tàn khốc nhằm tái chiếm Đông Dương. Sau 9 năm kháng chiến gian khổ, Điện Biên Phủ là trận chiến lớn cuối cùng đã kết thúc vừa đúng trước hôm khai mạc Hội nghị Geneve về Đông Dương. Bài viết điểm lại cuộc hành trình tìm kiếm hòa bình đi qua 9 năm chiến tranh gian khổ nhưng cũng đầy vẻ vang và tự hòa. |
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, một bảo vật quốc gia vô giá đúc kết cuộc đời của người, kết tinh tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của một lãnh tụ, một vĩ nhân cả một đời vì nước, vì dân, tận tâm tận lực cống hiến cho dân tộc. Di chúc đã thể hiện sâu sắc đại tổng kết lý luận và thực tiễn về sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, về Đảng, về dân, về nước, về quốc tế, về riêng bản thân Người; đồng thời là một thiết kế lý luận về đổi mới và phát triển, một pháp bảo định hướng cho bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong tương lai, mà mục tiêu cao nhất là hướng tới quyền làm chủ và hạnh phúc của nhân dân. |
Sau hơn 80 năm dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đuổi Nhật – Pháp, giành được độc lập cho dân tộc. Thế nhưng, trước những tàn phá nặng nề về người và của do ngoại xâm mang lại, cũng như ý định xâm lược của kẻ thù và bè lũ tay sai vẫn chưa dừng lại; rạng sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trong tình hình đó Đảng ta tập trung xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ra sức đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến trên toàn quốc. Với tinh thần đó, qua 9 năm trường kỳ và gian khổ, cuộc khá... |
Tuyên Quang - vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng đã chứng kiến nhiều hoạt động và mãi khắc ghi sâu đậm hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những sự kiện trọng đại của dân tộc Việt Nam. Ngày Bác Hồ trở về Tuyên Quang lãnh đạo kháng chiến cũng là ngày mang nhiều ý nghĩa với toàn Đảng, toàn dân. |
Suốt những năm hoạt động sôi nổi, Hồ Chí Minh đã tích cực nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự sáng tạo của Người trong chủ nghĩa xã hội vẫn mang đậm bản sắc Việt Nam hướng tới mục tiêu cốt lõi là nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân và quyền công nhân. Đồng thời Người cũng có những nhận thức mới mẻ, tư duy sáng tạo về những nhân tố góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. |