Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam (22)
Hiển thị theo
Giữa năm 1968, Đoàn “Dũng sĩ diệt Mỹ tí hon” ở miền Nam ra Bắc học tập đợt đầu tiên (gồm Võ Phổ, Ngô Văn Nết, Võ Văn Hường, Hồ Văn Mên, Hồ Thị Thu, Nguyễn Văn Hòa và Đoàn Văn Luyện). Khi đến miền Bắc, chị Thu hỏi nhiều anh chị ra trước là đã có ai được gặp Bác Hồ chưa, nhưng ai cũng trả lời Bác Hồ bận trăm công nghìn việc nên không dễ được gặp Người. Nào ngờ, chỉ mấy hôm sau đã có xe đến đón Đoàn “Dũng sĩ diệt Mỹ tí hon” vào Phủ Chủ tịch để gặp Bác, khiến chị vui mừng khôn xiết bởi đó là điều mà chị hằng mơ ước (Nguồn: https://www.qdnd.vn/phong-su-dieu-tra/ky-su/ky-uc-ve-bac-ho-cua-mot-dung-si-diet-my-453079). |
Sinh thời, Bác Hồ luôn dành một tình cảm thương nhớ đặc biệt với đồng bào, chiến sĩ miền Nam, những người “đi trước về sau”, luôn kiên cường đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất dân tộc - những người xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” (Nguồn: https://tuoitrethudo.vn/mien-nam-trong-trai-tim-nguoi-53996.html). |
Trong muôn vàn tình thương yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho nhân dân, Người dành cho thiếu niên, nhi đồng với một tình thương yêu đặc biệt. Trước lúc đi xa, Bác để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế”. Tuy Bác đã đi xa nhưng những lời căn dặn, hành động, tình cảm của Bác sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm trí thiếu niên, nhi đồng nói riêng và mỗi người dân Việt nói chung (Nguồn: ht... |
Ngày 27/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt. Người tuyên bố “Nếu đế quốc Mỹ liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại. Vì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đánh bại chúng, vì các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ toàn thế giới sẽ hết sức ủng hộ ta; vì nhân dân Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ cũng sẽ phản đối chúng”. Người kêu gọi quân dân miền Bắc “làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt” (Nguồn: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/su-kien-vinh-bac-bo-gion-gia-tran-dau-chien-thang-1491881740). |
Việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã giúp Việt Nam xây dựng được mặt trận dân tộc đoàn kết thống nhất trong nước, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của Việt Nam ngày 30/4/1975 (Nguồn: https://baoquocte.vn/mot-giai-doan-hop-thanh-lich-su-dan-toc-viet-nam-143733.html). |
Hội nghị Trung ương lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II họp từ ngày 12 đến 22/1/1959 để kiểm điểm tình hình và đề ra nhiệm vụ đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà cho toàn Đảng và toàn dân. Hội nghị đã bàn về đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam (Nguồn: https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/hoi-nghi-trung-uong-lan-thu-15-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-ii-539192.html). |
Chính nhờ tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ, sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục đặc biệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc, mà hơn 3 vạn học sinh miền Nam ngày ấy đã trưởng thành, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hôm nay (Nguồn: https://daibieunhandan.vn/van-hoa/Ky-uc-ve-Truong-hoc-sinh-mien-Nam-Nguyen-Van-Be-i166697/). |
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không có bài viết, bài nói nào trực tiếp bàn về tư tưởng nhân văn nói chung, tư tưởng nhân văn quân sự nói riêng, song toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng, thân thế, sự nghiệp và các tác phẩm Người để lại cho Đảng và nhân dân ta đã toát lên chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong đó, tư tưởng nhân văn quân sự của Người chiếm một vị trí rất quan trọng (Nguồn: https://www.qdnd.vn/ky-niem-130-nam-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh/dang-cam-quyen-theo-tu-tuong-ho-chi-minh/mai-toa-sang-tu-tuong-nhan-van-quan-su-ho-chi-minh-618076). |
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về phát hiện và trọng dụng người tài. Người đã cảm hóa, lôi cuốn, thuyết phục một số trí thức nổi tiếng cả về tài và đức, học vị cao, điều kiện làm việc rất tốt ở nước ngoài, nhưng vẫn tình nguyện trở về nước “đồng cam, cộng khổ” với nhân dân tham gia chiến đấu, kiến thiết đất nước, bảo vệ Tổ quốc (Nguồn: https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/nghien-cuu-tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/chu-tich-ho-chi-minh-phat-hien-trong-dung-nhan-tai-nhin-tu-tam-guong-gs-vs-tran-dai-nghia-9559). |