Tìm kiếm theo: Tác giả Nguyễn, Thế Nghĩa
Kết quả [1 - 11] / 11
Là người suốt đời “hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”, suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, trước lúc phải từ biệt thế giới này để đi vào cõi vĩnh hằng theo lẽ tự nhiên, “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử, chứa đựng cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân, một lãnh tụ thiên tài. 35 năm qua, đối với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc Việt Nam ta, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một tài sản tinh thần vô giá, mà còn là một văn kiện lịch sử mang tính định hướng cho mọi hoạt đ... |
Học thuyết chính trị Hồ Chí Minh là hệ thống tri thức lý luận phản ánh quá trình phát triển của hiện thực chính trị Việt Nam trong thời đại mới. Nó bao gồm ba yếu tố cơ bản: (1) Mục tiêu chính trị (Nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh), đường lối chính trị (Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội) và phương pháp chính trị (“dĩ bất biến, ứng vạn biến”); (2) Toàn bộ quyền lực chính trị thuộc về nhân dân (“dân là chủ” và “dân làm chủ”); (3) Hệ thống chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ). Từ ba nội dung cơ bản nói trên học thuyết chính trị Hồ Chí Minh thể hiện những đặc trưng nổi bật: sự th... |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, nó là nguồn gốc của những căn bệnh làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hóa Đảng. Đây là mối nguy hiểm tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân dân... chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những thách thức không nhỏ về suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,… thì tình trạng tham nhũng đã và đang gây hậu quả hết sức nghiêm trọng. Chính vì vậy, cùng với nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân với cuộc đấu tranh... |
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng, rèn luyện, phát triển Đảng ta thành một Đảng Marxist chân chính. Từ việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Người đã sáng tạo ra hệ thống quan điểm mang tính quy luật về Đảng và xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn phấn đấu cho việc “giữ gìn Đảng thật trong sạch”, “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Trong tình hình hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra những đòi hỏi bức thiết đối với việc xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. |
Đạo đức cách mạng ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng, có vai trò ngày càng cao trong việc phát huy nhân tố con người, tạo nên “nhân lực có chất lượng cao” trong sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Thực tế cho thấy, muốn xây dựng lực lượng vũ trang Việt Nam vững mạnh trước hết cần phải xây dựng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là xây dựng và phát huy vai trò của đạo đức cách mạng của con người mới xã hội chủ nghĩa. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng con người cũng như sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay nói riêng và lực lượng vũ trang nói chung, trước hết cần tích cực, chủ động và tự giác xây dựng, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho mọi ... |
Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém, một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng”. Do vậy, đạo đức cách mạng là vấn đề Người luôn quan tâm hàng đầu và luôn canh cánh khát khao đào tạo một đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhằm xây dựng một nước Việt Nam phồn thịnh thật sự là của dân, do dân, vì nhân dân phục vụ. Chỉ có rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh mới làm cho mỗi cán bộ, đảng... |
Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Phát triển nơi đây sẽ cung cấp những luận cứ xác thực cho quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại tồn tại nhiều biến thiên phức tạp cần được giải quyết. Do vậy, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hồ Chí Minh đặt ra đầy rẫy những khó khăn và thách thức, nhưng cũng tạo ra thời cơ và cơ hội vô cùng to lớn cho thanh niên phát triển, trưởng thành để làm tròn trách nhiệm... |
Trong toàn bộ tiến trình lịch sử của dân tộc, có nhiều lực lượng tham gia, song nhân tố quyết định vẫn là quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng sản xuất ra những giá trị vật chất và văn hoá tinh thần của xã hội, mà còn là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính của lịch sử. Chính vì hiểu rõ vai trò này của quần chúng nhân dân nên suốt cuộc đời hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những biến động to lớn và sâu sắc. Sư phát triển ... |
Để giữ vững được chủ quyền và độc lập dân tộc, chấn hưng và phát triển đất nước, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vận dụng sáng tạo nhiều hình thức đấu tranh trên mọi lĩnh vực. Trong đó, đấu tranh ngoại giao luôn được chú trọng sử dụng như một vũ khí đặc biệt cả trong thời chiến lẫn thời bình cả trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Ngoại giao Việt Nam đã ghi nhiều dấu sơn chói lọi, trong đó, dấu son đẹp nhất kết tinh đầy đủ nhất những giá trị truyền thống của dân tộc chính là nền ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tư t... |
Đạo đức và pháp luật đều là những quy tắc ứng xử cùng mục đích điều chỉnh, đánh giá hoạt động hành vi của con người trong mối quan hệ với chính bản thân mình, với người khác, với tự nhiên và xã hội. Chống lại cái ác, hướng đến cái thiện, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và xã hội để duy trì trật tự và sự tiến bộ của xã hội là nhiệm vụ thường xuyên của đạo đức và pháp luật. Tuy nhiên, giữa đạo đức và pháp luật cũng có sự khác nhau về lịch sử ra đời về phương thức biểu hiện phạm vi hoạt động, tác dụng và hiệu quả. Từ khi khởi xướng đến cách mạng thành công, xây dựng chính quyền nhà nước độc lập, với cương vị là người lãnh đạo cuộc cách mạng đó và tổ chức xây dựng thể chế chính t... |