Văn hóa chính trị Hồ Chí Minh và ý nghĩa lịch sử
Tóm tắt
Đạo đức và pháp luật đều là những quy tắc ứng xử cùng mục đích điều chỉnh, đánh giá hoạt động hành vi của con người trong mối quan hệ với chính bản thân mình, với người khác, với tự nhiên và xã hội. Chống lại cái ác, hướng đến cái thiện, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và xã hội để duy trì trật tự và sự tiến bộ của xã hội là nhiệm vụ thường xuyên của đạo đức và pháp luật. Tuy nhiên, giữa đạo đức và pháp luật cũng có sự khác nhau về lịch sử ra đời về phương thức biểu hiện phạm vi hoạt động, tác dụng và hiệu quả. Từ khi khởi xướng đến cách mạng thành công, xây dựng chính quyền nhà nước độc lập, với cương vị là người lãnh đạo cuộc cách mạng đó và tổ chức xây dựng thể chế chính trị để quản lý trật tự xã hội Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã ấp ủ, tìm kiếm và hoàn thiện những phương cách trị nước đúng đến hiệu quả. Trong đó, kế thừa và phát triển sáng tạo hai nhân tố “đạo đức” và “pháp luật” là một giải pháp quan trọng dưới chủ nghĩa xã hội được thể hiện trong tư tưởng và hành động cách mạng của Hồ Chí Minh.