Học thuyết chính trị Hồ Chí Minh và giá trị, ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Tóm tắt
Học thuyết chính trị Hồ Chí Minh là hệ thống tri thức lý luận phản ánh quá trình phát triển của hiện thực chính trị Việt Nam trong thời đại mới. Nó bao gồm ba yếu tố cơ bản: (1) Mục tiêu chính trị (Nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh), đường lối chính trị (Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội) và phương pháp chính trị (“dĩ bất biến, ứng vạn biến”); (2) Toàn bộ quyền lực chính trị thuộc về nhân dân (“dân là chủ” và “dân làm chủ”); (3) Hệ thống chính trị của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ). Từ ba nội dung cơ bản nói trên học thuyết chính trị Hồ Chí Minh thể hiện những đặc trưng nổi bật: sự thống nhất giữa tính khoa học sâu sắc và tính cách triệt để, giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại, giữa tính nhân đạo cao cả và tính nhân văn sâu sắc, giữa lý luận và thực tiễn cách mạng.