Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức với vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Tóm tắt
Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các lực lượng và yếu tố khác của xã hội thì đội ngũ trí thức và các tri thức khoa học là một bộ phận hữu cơ của tiến trình lịch sử, đồng thời là động lực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Trong đó, trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong hệ thống tư tưởng của Người quan điểm về chăm lo và trọng dụng nhân tài đã góp phần làm cho cách mạng Việt Nam có quan tâm những bước tiến lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế xã hội. Có thể nói, với tư tưởng coi “dốt” là một loại giặc mà cả dân tộc cần phải chống là sự thể hiện một nhãn quan chính trị chiến lược và có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Từ đây, Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm tới vai trò đội ngũ trí thức. Bước vào thời kỳ đổi mới, tư tưởng của Người về tri thức và vai trò của trí thức tiếp tục được phát triển và được cụ thể bằng các đường lối, chủ trương của Đảng chính sách và pháp luật của nhà nước. Sự đóng góp của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới cũng như đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, những tồn tại và yếu kém như chất lượng thấp, tình trạng sử dụng lãng phí và hiện tượng chảy máu chất xám... của tri thức là những hạn chế lớn như là căn bệnh cố hữu vẫn chưa bao giờ hết tính thời sự. Do đó, việc nghiên cứu truyền thống của dân tộc nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và thực trạng phát triển trí thức trong thời gian qua để rút ra những bài học, những quan điểm chỉ đạo nhằm phát huy được hết vai trò của trí thức hiện nay là nội dung quan trọng là điều kiện cần của chiến lược xây dựng và phát huy vai trò của tri thức, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước.