Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình, phê bình và ý nghĩa của nó đối với việc tu dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ Đảng viên ở Việt Nam hiện nay
Tóm tắt
Người ta nói “nhân vô thập toàn” một cá nhân một con người cụ thể còn khó để hoàn thiện, huống gì là một tổ chức, tập hợp rất nhiều quần chúng, nhiều thành phần tham gia thì sai lầm thiếu sót là việc không thể tránh khỏi. Vì vậy, rất cần những lúc chúng ta nhìn lại mình, nhìn lại những gì mình đã làm, những gì mình còn chưa làm được mình còn hạn chế và sai gì. Khi chúng ta nhận thức và khắc phục nó một cách tích cực thì đó là một bước tiến cho quá trình phát triển, đặc biệt đối với cán bộ đảng viên những người đại diện cho Đảng chính sự phê bình và tự phê bình tích cực sẽ góp phần hoàn thiện đạo đức cách mạng của bản thân đồng thời xây dựng củng cố thêm lòng tin đối với quần chúng về Đảng về lý tưởng cách mạng. Chúng ta chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua công tác tự phê bình và phê bình nhấn mạnh đến điều này. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nói “Phê bình cho đúng”, chẳng những không làm giảm đi mức độ uy tín của cán bộ của Đảng, còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn,… Tự phê bình là một thứ vũ khí sắc bên nhất của cách mạng. Do đó tự phê bình và phê bình là muốn khi mạnh mẽ trong cuộc đầu tranh chống những ảnh hưởng xấu, những thách thức, chung thói quen từ tập tục lạc hậu, chung căn bệnh thiếu sót trong công tác của mỗi người cũng như trong sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trên lĩnh vực kinh tế hiện nay. Qua tự phê bình và phê bình sẽ rèn luyện, giáo dục và nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, đảng viên củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Phê bình và tự phê bình cũng là một trong những động lực quan trọng của công cuộc đổi mới theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.